Bộ công cụ

Hướng dẫn  doanh nghiệp tiếp cận cách thức phòng ngừa tham nhũng trong kinh doanh

Ngăn chặn hối lộ như thế nào?

Tiến hành đánh giá rủi ro

  • Nghiên cứu rà soát xem quốc gia/địa phương nơi doanh nghiệp quyết định đầu tư kinh doanh có mức độ rủi ro hối lộ cao hay không?
  • Đánh giá các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp bạn ở khía cạnh rủi ro hối lộ.
  • Rà soát các hợp đồng với các đại lý và các đối tác kinh doanh khác, kiểm tra xem các điều kiện thanh toán và hoa hồng có rõ ràng và phù hợp với dịch vụ được cung cấp hay không?
  • Xác định các biện pháp kiểm tra nào là cần thiết để đánh giá sự liêm chính của các nhà cung cấp, đối tác và khách hàng của mình.
  • Nếu doanh nghiệp tham gia trong một chuỗi cung ứng toàn cầu cần tìm hiểu xem các khách hàng mong đợi gì trong việc chống lại nạn hối lộ.
  • Tìm hiểu luật pháp và quy định có ảnh hưởng đến doanh nghiệp nơi bạn hoạt động kinh doanh – hối lộ là hành động phi pháp tại hầu hết các quốc gia.

Thống nhất về một chương trình chống hối lộ

Dựa trên các đánh giá rủi ro, doanh nghiệp có thể xây dựng một chương trình chống hối lộ và đảm bảo luôn hành động một cách trung thực, cởi mở và phổ biến tới các bên có liên quan.

Dưới đây là một số gợi ý cơ bản để doanh nghiệp có thể tham khảo áp dụng trong một số giao dịch kinh doanh:

  • Nên lưu giữ bằng chứng có thể chứng minh mình bị ép buộc và phải chủ động thông báo với các cơ quan có thẩm quyền để tìm cách xử lý phù hợp.
  • Tìm được giải pháp từ chối thích hợp để ngăn cản hoặc hạn chế người đòi hối lộ:
    • Lảng tránh yêu cầu và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người vòi vĩnh;
    • Làm phức tạp vấn đề bằng cách yêu cầu họ đưa ra văn bản để báo cáo, trình người có thẩm quyền;
    • Chuyển thông điệp mạnh mẽ về việc tuân thủ Bộ quy tắc ứng xử của doanh nghiệp bạn;
    • Gợi ý phương pháp khác phù hợp và “liêm chính” hơn;
    • Báo cáo, phản ánh với cơ quan chức năng;
    • Tham gia cùng với những doanh nghiệp khác nhằm hạn chế sức ép của tham nhũng.