Tin tức & Sự kiện

Cập nhật các thông tin mới nhất về hoạt động thúc đẩy kinh doanh liêm chính

Doanh nghiệp áp dụng cơ chế kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử

Kết quả nghiên cứu thu được từ 239 doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát và 40 doanh nghiệp tham gia vào các cuộc phỏng vấn sâu đã cho thấy một tỉ lệ lớn các doanh nghiệp còn hiểu chưa đúng hoặc chưa đầy đủ về khái niệm kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử, cụ thể có nhiều doanh nghiệp cho rằng kiểm soát nội bộ chỉ đơn thuần là trách nhiệm của kiểm soát viên nội bộ chứ không phải là vấn đề quản trị doanh nghiệp.

 

Các vấn đề tuân thủ, chẳng hạn như trong mối quan hệ với cơ quan nhà nước, có hai vấn đề quan trọng cần xem xét bao gồm (i) một tỉ lệ lớn các doanh nghiệp đã vi phạm một số các quy định; (ii) việc chi trả chi phí không chính thức cho các cán bộ nhà nước dường như là một thông lệ kinh doanh phổ biến mang tính văn hóa ở Việt Nam. Để giải thích hay biện minh cho việc này, các doanh nghiệp đã đưa ra một số thách thức để đảm bảo việc tuân thủ các quy định pháp luật như gặp khó khăn trong việc áp dụng các quy định hoặc do các quy định pháp luật có sự chồng chéo/mâu thuẫn và thay đổi thường xuyên trong khi bản thân doanh nghiệp lại thiếu nhân lực chuyên trách để cập nhật, theo dõi sự thay đổi đó. Ngoài ra, trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các đối tác kinh doanh, các biện pháp không chính thức và làm ăn dựa trên mối quan hệ thân quen được sử dụng khá rộng rãi và chiếm tỷ trọng khá lớn.

 

Mối quan hệ cá nhân, chi phí không chính thức được ngụy trang dưới nhiều hình thức khác nhau chiếm 25% – 30% trong trong các giao dịch kinh doanh. Một phần ba số doanh nghiệp được hỏi cho biết họ không bao giờ áp dụng phương thức đấu thầu mua sắm cạnh tranh. Các hoạt động bất thường trong mua sắm, bán hàng đều chiếm một tỉ lệ không nhỏ trong các doanh nghiệp tham gia khảo sát và điều này được cho rằng là nguy cơ tác động đáng kể tới tính liêm chính trong kinh doanh. Đối với hoạt động mua sắm, các thực tiễn chưa tốt như “đặt hàng không theo nhu cầu”, “đặt hàng không đúng chất lượng”, “hồ sơ báo giá bị can thiệp làm mất tính khách quan” chiếm khoảng 10%.

 

Tương tự, trong hoạt động bán hàng, 11% – 16% doanh nghiệp tham gia khảo sát (tương đương 24%-34% doanh nghiệp trả lời phiếu khảo sát) đã nhận ra các bất thường này một cách rõ ràng như “lập hóa đơn sai”, “Bán hàng không theo đúng chính sách của doanh nghiệp”, giao hàng không đúng như cam kết trong hợp đồng”. Đáng báo động hơn là các bất thường trong quản lý nhân sự có khoảng 27% đến 38% người trả lời cho biết họ có biết các hoạt động như “thực hiện không đầy đủ các khoản phải nộp cho người lao động”, “Chưa tuân thủ pháp luật về lao động trong ký kết và thực hiện hợp đồng” và “tuyển dụng dựa phần lớn vào quen biết, quan hệ nhiều hơn là năng lực”.

 

Để tìm hiểu thêm về kết quả nghiên cứu, vui lòng xem bản báo cáo tiếng Việt và báo cáo tiếng Anh tại đường dẫn:

https://drive.google.com/open?id=1C9wYQjjviRowLRLwhULCxpzsxVoyCCj5

 

Nguồn: Tin dự án

Chia sẻ bài viết:
Tin dự án

Sáng kiến Liêm chính giữa Doanh nghiệp và Chính phủ…

09.02.2022
708 views
Tin dự án

Trong những năm gần đây, vấn đề liêm chính trong…

20.01.2022
765 views
Tin dự án

Những năm gần đây, hàng loạt các hiệp định thương…

07.12.2021
824 views