Tin tức & Sự kiện

Cập nhật các thông tin mới nhất về hoạt động thúc đẩy kinh doanh liêm chính

Bài viết mới nhất

Mời nộp đề xuất kỹ thuật và tài chính cung cấp dịch…
09.02.2022
743 views

Sáng kiến Liêm chính giữa Doanh nghiệp và Chính phủ – GBII do VCCI khới xướng là một hợp phần thuộc Dự án vùng “Thúc đẩy Môi trường kinh doanh công bằng ở ASEAN” do UNDP quản lý triển khai cần tuyển đơn vị tư vấn trong nước thực hiện các hoạt động sau: Nhóm nhiệm vụ 1: Tuyển đơn vị tư vấn cung cấp dịch vụ tư vấn cho các nhóm hoạt động Hoạt động 1: Tiến hành đánh giá thí điểm sử dụng Bộ chỉ số đánh giá doanh nghiệp kinh doanh liêm chính – VBII Hoạt động 2: Hoàn thiện Bộ chỉ số đánh giá doanh nghiệp kinh doanh liêm chính – VBII Hoạt động 3 (3.5.2): Phát triển nội dung, ý tưởng đầu vào để số hóa VBII Hoạt động 5: Đào tạo, hướng dẫn doanh nghiệp về áp dụng VBII Xem chi tiết Điều khoản tham chiếu tại đây. Nhóm nhiệm vụ 2: Tuyển đơn vị tư vấn kỹ thuật phát triển phần mềm Hoạt động 3 (3.5.1): Phát triển phần mềm số hóa VBII Xem chi tiết Điều khoản tham chiếu tại đây. Đơn vị tư vấn quan tâm gửi nộp đề xuất bao gồm kỹ thuật và tài chính qua email: xuandtb@vcci.com.vn sớm nhất có thể (không muộn hơn 17 giờ ngày 12/2/2021). Đề xuất có thể được làm bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.   Ghi chú: Đề xuất có thể chuẩn bị bằng power point hoặc word tùy lựa chọn (đề xuất được chuẩn bị khoa học, logic sẽ có lợi thế). Bản đề xuất gồm thư bày tỏ tham gia, phần đề xuất kỹ thuật, chính, hồ sơ năng lực, CV của nhóm chuyên gia tham gia dự án.  

Tin tổng hợp

Chiều ngày 13/8, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ra quyết định xử phạt Công ty Cổ phần Xây dựng Tiến Đạt 435 triệu đồng cho hành vi xả nước thải gây ô nhiễm môi trường   Cụ thể, công ty Tiến Đạt bị phạt 290 triệu đồng vì đã xả nước thải thẳng ra biển gây ô nhiễm môi trường và phạt tăng nặng 50% cho hành vi tái phạm, coi thường pháp luật. Đồng thời, công ty Tiến Đạt đã bị đình chỉ hoạt động 3 tháng và buộc phải cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định pháp luật.   Công ty Cổ phần Tiến Đạt đầu tư nuôi tôm từ năm 2015 tại xã Thịnh Lộc (tỉnh Hà Tĩnh) trên diện tích mặt nước hơn 10ha, nằm sát biển. Trong quá trình hoạt động, hồ nuôi tôm của công ty Tiến Đạt không xử lý nước thải đúng quy trình mà xả thải trực tiếp ra môi trường. Môi trường biển tại địa phương đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội, đồng thời dẫn đến tổn thất về mặt tiền bạc và danh tiếng của công ty.   Trên thực tế, bảo vệ môi trường là một phần quan trọng trong thực tiễn kinh doanh có trách nhiệm của doanh nghiệp. Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 155/2016 / NĐ-CP, trong đó quy định những hình phạt thích đáng đối với các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp có thể tham khảo về Quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với nước thải trên trang web của Viện Khoa học Pháp lý (Bộ Tư pháp) và Nghị định 155/2016 / NĐ-CP tại Cổng Thông tin Chính phủ. Hãy xem xét kỹ hơn Điều 13, đề cập đến việc vi phạm các quy định xử lý nước thải.   Nếu doanh nghiệp của bạn muốn không bị xử phạt đồng thời giữ được danh tiếng tốt trên thị trường thì bạn nên xem xét đến tác động môi trường cũng như các mục tiêu đạo đức khác trong quá trình vận hành doanh nghiệp. Một bộ Quy tắc ứng xử tốt sẽ giúp bạn xác định các giá trị đạo đức của doanh nghiệp và quản lý nhân viên hành xử có trách nhiệm hơn. Hãy truy cập trang web của chúng tôi để biết Quy tắc ứng xử là gì. Hãy xem một ví dụ về Quy tắc ứng xử tại đây.    

08.11.2018
574 Lượt xem
Tin tổng hợp

Xung quanh chúng ta có rất nhiều doanh nghiệp đang tích cực đấu tranh chống lại các hành vi tham nhũng. Trong bài báo này, KDLC sẽ giới thiệu về một công ty tại Long An đã thành công trong việc từ chối đưa hối lộ và bắt cán bộ có hành vi nhũng nhiễu doanh nghiệp đối diện với pháp luật nghiêm minh   A là một công ty chuyên cung cấp các dịch vụ thương mại và vận tải, hoạt động tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Năm 2015, Nguyễn Trọng Tính, cán bộ Chi cục Thuế huyện Bến Lức đã dẫn đầu đoàn công tác đến kiểm tra công ty A về việc chấp hành luật Thuế giá trị gia tăng và luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Tại đây, Tính tuyên bố doanh nghiệp A có sai phạm và phải đóng bổ sung hơn 1,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, Tính không giải thích được cho doanh nghiệp về một số điểm chưa rõ ràng trong khoản phạt này.   Đáng chú ý, Tính còn đề nghị chủ doanh nghiệp A đưa cho mình 200 triệu đồng để được giảm khoản tiền phạt xuống còn 600 triệu đồng. Nhận thấy Tiến có dấu hiệu tống tiền, chủ doanh nghiệp đã ghi âm lại cuộc ‘thương thảo’ trên. Chủ doanh nghiệp cũng đã tố cáo hành vi sai trái  của Tính cho công an địa phương.   Kết quả, Tính đã bị bắt quả tang khi đang nhận hối lộ từ gia đình chủ doanh nghiệp A. Viện Kiểm sát nhân dân và Công an huyện Bến Lức đã quyết định khởi tố vụ án và bắt giữ bị can Nguyễn Trọng Tính trong 3 tháng để điều tra về hành vi nhận hối lộ.   Tấm gương của doanh nghiệp A đã cho thấy các doanh nghiệp hoàn toàn có thể bảo vệ công ty của mình khỏi nạn tham nhũng bằng cách từ chối đưa hối lộ, phối hợp với chính quyền địa phương và sử dụng thiết bị công nghệ để thu thập bằng chứng nhằm trừng trị các cá nhân tham nhũng.   Ngoài ra doanh nghiệp có thể sử dụng rất nhiều cách khác để tố cáo các hành vi tham ô, hối lộ. Hãy tham khảo thêm ở phần Lời khuyên và Hướng dẫn của KDLC.  

08.11.2018
597 Lượt xem