Bộ công cụ

Hướng dẫn  doanh nghiệp tiếp cận cách thức phòng ngừa tham nhũng trong kinh doanh

Luật PCTN năm 2018

Ngoài những quy định đối với hành vi tham nhũng như tại Điều 2, Chương IX quy định các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng như sau:

  • Đối tượng bị truy tố (Điều 92):
    • Người có hành vi tham nhũng giữ bất kì chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác.
    • Trường hợp người có hành vi tham nhũng bị xử lý kỷ luật là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì bị xem xét tăng hình thức kỷ luật.
  • Phạm vi vi phạm: Ngoài quy định các hành vi tham nhũng như ở Điều 2, các hành vi vi phạm sau sẽ bị xem xét truy tố tùy vào mức độ (Điều 94) gồm:
    • Vi phạm quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
    • Vi phạm quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ;
    • Vi phạm quy định về quy tắc ứng xử;
    • Vi phạm quy định về xung đột lợi ích;
    • Vi phạm quy định về chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn;
    • Vi phạm quy định về nghĩa vụ báo cáo về hành vi tham nhũng và xử lý báo cáo về hành vi tham nhũng;
    • Vi phạm quy định về nghĩa vụ trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm;
    • Vi phạm quy định về thời hạn kê khai tài sản, thu nhập hoặc vi phạm quy định khác về kiểm soát tài sản, thu nhập.

Để tìm hiểu thêm về Luật PCTN, xem tại đây.

Nghị định 59/2019/NĐ - CP của Chính phủ ngày 01/7/2019

Quy định và hướng dẫn chi tiết việc thực hiện Luật PCTN 2018, trong đó đưa ra khung hình phạt xử lý trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng như sau:

  • Vụ việc tham nhũng ít nghiêm trọng là vụ việc mà người có hành vi tham nhũng chưa đến mức bị xử lý hình sự hoặc bị xử lý hình sự bằng hình thức phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
  • Vụ việc tham nhũng nghiêm trọng là vụ việc mà người có hành vi tham nhũng bị xử lý bằng hình thức phạt tù từ trên 03 năm đến 07 năm;
  • Vụ việc tham nhũng rất nghiêm trọng là vụ việc mà người có hành vi tham nhũng bị xử lý bằng hình thức phạt tù từ trên 07 năm đến 15 năm;
  • Vụ việc tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng là vụ việc mà người có hành vi tham nhũng bị xử lý bằng hình thức phạt tù từ trên 05 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Để tìm hiểu thêm về Nghị đinh 59/2019/NĐ-CP, xem tại đây.

Luật tố tụng hình sự 2015

Tại Chương XXIII, các tội phạm về chức vụ quy định các hình thức xử phạt tội tham nhũng như sau:

  • Luật hình sự quy định các tội danh về tham nhũng bao gồm: tham ô tài sản, nhận hối lộ, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi …
  • Các khung hình phạt cho những tội về tham nhũng tùy mức độ gồm:
    • Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm;
    • Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm;
    • Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm;
    • Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;
    • Có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản;
    • Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản bị xử lý theo khung hình phạt này.

Để tìm hiểu thêm về Luật Tố tụng hình sự xem tại đây.