Tin tức & Sự kiện

Cập nhật các thông tin mới nhất về hoạt động thúc đẩy kinh doanh liêm chính

Bài viết mới nhất

Mời nộp đề xuất kỹ thuật và tài chính cung cấp dịch…
09.02.2022
883 views

Sáng kiến Liêm chính giữa Doanh nghiệp và Chính phủ – GBII do VCCI khới xướng là một hợp phần thuộc Dự án vùng “Thúc đẩy Môi trường kinh doanh công bằng ở ASEAN” do UNDP quản lý triển khai cần tuyển đơn vị tư vấn trong nước thực hiện các hoạt động sau: Nhóm nhiệm vụ 1: Tuyển đơn vị tư vấn cung cấp dịch vụ tư vấn cho các nhóm hoạt động Hoạt động 1: Tiến hành đánh giá thí điểm sử dụng Bộ chỉ số đánh giá doanh nghiệp kinh doanh liêm chính – VBII Hoạt động 2: Hoàn thiện Bộ chỉ số đánh giá doanh nghiệp kinh doanh liêm chính – VBII Hoạt động 3 (3.5.2): Phát triển nội dung, ý tưởng đầu vào để số hóa VBII Hoạt động 5: Đào tạo, hướng dẫn doanh nghiệp về áp dụng VBII Xem chi tiết Điều khoản tham chiếu tại đây. Nhóm nhiệm vụ 2: Tuyển đơn vị tư vấn kỹ thuật phát triển phần mềm Hoạt động 3 (3.5.1): Phát triển phần mềm số hóa VBII Xem chi tiết Điều khoản tham chiếu tại đây. Đơn vị tư vấn quan tâm gửi nộp đề xuất bao gồm kỹ thuật và tài chính qua email: xuandtb@vcci.com.vn sớm nhất có thể (không muộn hơn 17 giờ ngày 12/2/2021). Đề xuất có thể được làm bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.   Ghi chú: Đề xuất có thể chuẩn bị bằng power point hoặc word tùy lựa chọn (đề xuất được chuẩn bị khoa học, logic sẽ có lợi thế). Bản đề xuất gồm thư bày tỏ tham gia, phần đề xuất kỹ thuật, chính, hồ sơ năng lực, CV của nhóm chuyên gia tham gia dự án.  

Tin tổng hợp

Các chính phủ đang là những người mua hàng hóa và dịch vụ công lớn nhất. Mua sắm công chiếm khoảng 12% GDP ở các nước OECD và là cách thức chính để cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng, y tế hay giáo dục. Giá trị đồng tiền vẫn là nguyên tắc căn bản của mua sắm công. Tuy nhiên, khái niệm này đã phát triển để bao hàm cả các vấn đề khác như môi trường, kinh tế và xã hội. Điều này làm cho mua sắm công trở thành một công cụ chiến lược để đạt được các mục tiêu chính sách như Mục tiêu phát triển bền vững và để thúc đẩy Hành vi kinh doanh có trách nhiệm (RBC).   Các chính phủ có thể nêu gương bằng cách đưa các tiêu chuẩn kinh doanh có trách nhiệm (mục tiêu RBC) vào các chính sách và hoạt động mua sắm công để đảm bảo lợi ích công và thực hiện minh bạch trong chi tiêu công. Việc lồng ghép các mục tiêu của RBC trong mua sắm công sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh liêm chính ngay trong chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp.   OECD đã khởi động một chương trình để thúc đẩy việc tích hợp Quy tắc ứng xử kinh doanh có trách nhiệm (RBC), đặc biệt là thẩm định dựa trên rủi ro, vào các chính sách và quy trình mua sắm công. Kể từ tháng 10/2019 OECD thực hiện chương trình dựa trên 3 trụ cột:   1) Nghiên cứu và phân tích để hỗ trợ xây dựng chính sách: OECD xem xét các thông lệ hiện có ở các nước để lồng các mục tiêu RBC vào chính sách và hoạt động mua sắm công. OECD đưa ra các nhận định chính sách cho các chính phủ về lợi ích và các bài học khi lồng ghép mục tiêu RBC trong mua sắm công.   2) Chia sẻ tri thức để thúc đẩy thực hiện: OECD tạo diễn đàn để các nước trao đổi học hỏi và hợp tác trong thực hiện RBC vào mua sắm công. Diễn đàn này gồm những người hành nghề, các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan về mua sắm công và RBC. Đây là không gian để trao đổi về các giải pháp ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung ứng toàn cầu, chẳng hạn như thông qua thẩm định chuỗi cung ứng trong mua sắm công.   3) Thực hiện: OECD thí điểm thực hiện thẩm định chuyên sâu về mua sắm công đối với hàng dệt may nhằm hỗ trợ các quốc gia thực hiện Hướng dẫn của OCED về thẩm định hành vi kinh doanh có trách nhiệm và Hướng dẫn thẩm định của OECD đối với chuỗi cung ứng có trách nhiệm trong lĩnh vực may mặc và giày dép.   Dịch từ www.oecd.org  

23.05.2021
1219 Lượt xem
Tin tổng hợp

Chỉ số PAPI năm 2020 cho thấy mối quan hệ thân quen (hiện trạng ‘vị thân’) trong tuyển dụng nhân lực vào khu vực nhà nước có xu hướng giảm trên phạm vi toàn quốc.   Chỉ số PAPI (chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh tại Việt Nam) do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc khởi xướng từ năm 2009, đo lường và so sánh trải nghiệm, cảm nhận của người dân về hiệu quả và chất lượng thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ công của chính quyền địa phương ở 63 tỉnh/thành phố tại Việt Nam nhằm thúc đẩy xây dựng quản trị hiệu quả và chủ động đáp ứng nhu cầu của người dân. Chỉ số PAPI gồm 8 chỉ số thành phần: (1) Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; (2) công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương; (3) trách nhiệm giải trình với người dân; (4) kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; (5) thủ tục hành chính công; (6) cung ứng dịch vụ công; (7) quản trị môi trường và (8) quản trị điện tử.   Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2020 được công bố giữa tháng 4/2021 cho thấy, hiệu quả quản trị và hành chính công trong nhiệm kỳ chính quyền các cấp 2016-2021 có nhiều chuyển biến tích cực hơn nhiệm kỳ 2011-2016. Có 60 tỉnh, thành phố ghi nhận những thay đổi tích cực, thể hiện qua tỉ lệ tăng trưởng điểm PAPI gốc thường niên dao động từ 0,1% đến 3,1% từ khi nghiên cứu PAPI vào năm 2011.   Chỉ tiêu kiểm soát tham nhũng trong khu vực công (chỉ tiêu số 4) được cải thiện đáng kể Điều này cho thấy trong năm 2020 người dân ít gặp phải nhũng nhiễu hơn so với năm 2019 khi sử dụng một số dịch vụ công căn bản và công bằng hơn trong tuyển dụng nhân sự vào các cơ quan nhà nước. Kết quả cho thấy, có 18 tỉnh, thành tiến bộ rõ rệt so với năm 2019. Bến Tre tiếp tục đứng trong nhóm 16 tỉnh, thành phố đạt điểm cao nhất ở chỉ số nội dung này. 6 tỉnh có mức điểm sụt giảm đáng kể so với năm 2019, trong đó Ninh Thuận và Ninh Bình sụt giảm nhiều nhất. Hải Phòng và TP.HCM thuộc về nhóm đạt điểm thấp nhất qua hai năm 2019 và 2020.   Chín (9) trong 10 địa phương dẫn đầu ở chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kiểm soát sáu loại hành vi tham nhũng ở cán bộ, công chức là các tỉnh miền Trung và phía Nam. Quảng Ninh, Đồng Tháp, Bến Tre, Quảng Trị và Quảng Nam là 5 tỉnh dẫn đầu trong ở chỉ tiêu đo lường mức độ hiệu quả kiểm soát một số hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức. Các tỉnh vẫn còn phổ biến 6 loại hành vi tham nhũng này gồm có Lâm Đồng, Kon Tum, Khánh Hòa, Hải Phòng và Ninh Bình. Ở Quảng Ninh, hiện trạng ‘lót tay’ để có việc làm trong cơ quan nhà nước khá phổ biến. Còn ở Bến Tre và Đồng Tháp, hiện trạng ‘lót tay’ khi làm giấy phép xây dựng khá phổ biến.    Tình trạng “vị thân” trong tuyển nhân sự vào các cơ quan nhà nước có xu hướng giảm   So với kết quả năm 2016, kết quả 2020 cho thấy mối quan hệ thân quen (hiện trạng ‘vị thân’) trong tuyển dụng nhân lực vào khu vực nhà nước có xu hướng giảm trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, mối quan hệ thân quen với người có chức, có quyền trong bộ máy chính quyền vẫn được xem là quan trọng hoặc rất quan trọng khi muốn xin vào làm 1 trong 5 vị trí công chức, viên chức cấp xã, phường, kể cả ở những tỉnh dẫn đầu ở chỉ tiêu đánh giá này. Kết quả khảo sát năm 2020 cho thấy tỉ lệ người dân được khảo sát cho rằng quan hệ cá nhân là “quan trọng” hoặc “rất quan trọng” tiếp tục giảm, mặc dù tỉ lệ này vẫn chiếm trên 60%. Ở cả năm vị trí được hỏi, tỉ lệ người trả lời cho rằng để xin việc làm vào năm vị trí đó thì cần tới thân quen ở mức thấp nhất kể từ khảo sát năm 2011. Một điều cũng đáng chú ý là, sau khi tỉ lệ này tăng vào năm 2015, tỉ lệ này giảm dần đều từ năm 2016, phần nào thể hiện những nỗ lực trong công tác phòng, chống tham nhũng của nhiệm kỳ chính quyền 2016-2021. Kết quả năm 2020, Phú Yên, Lai Châu, Khánh Hòa, Sơn La, Điện Biên, Lâm Đồng và Quảng Bình là những nơi mối quan hệ thân quen trong tuyển dụng vào khu vực nhà nước phổ biến nhất.   (Nguồn: Vietnamnet)  

23.05.2021
819 Lượt xem
Tin tổng hợp

Như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh tại cuộc họp Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng ngày 18/3/2021: công tác phòng chống tham nhũng nhiệm kỳ mới phải mạnh mẽ, hiệu quả hơn nhiệm kỳ trước. Điều này cũng được các ứng viên đại biểu Quốc hội khóa XV thể hiện rõ trong các cam kết vận động tranh cử trước cử tri.   Phòng chống tham nhũng ‘không vùng cấm, không ngoại lệ’ là tuyên bố của Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII trong hội nghị trực tuyến tiếp xúc cử tri 13 phường Quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng thuộc đơn vị bầu cử số 1. Với trách nhiệm là Thường trực Ban Bí thư, ông Võ Văn Thưởng cam kết sẽ cùng Bộ Chính trị, Ban Bí thư tập trung chỉ đạo, triển khai, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, “đẩy mạnh và kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, với tư tưởng là không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không bị tác động bởi bất cứ tổ chức cá nhân nào”. Từ đầu cầu tại Văn phòng T.Ư Đảng, Thường trực Ban bí thư Võ Văn Thưởng đã bày tỏ sự tiếc nuối do điều kiện phòng chống dịch Covid-19 nên không thể vào Đà Nẵng để trực tiếp gặp gỡ với các cử tri. Ảnh: Hoàng Sơn/Thanh Niên    Ủy viên Thường trực Uỷ ban Tài chính – Ngân sách, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (được giới thiệu tái ứng cử tại đơn vị bầu cử số 4 của Hà Nội) cũng cam kết đề xuất loại bỏ những quy định pháp luật có tính cục bộ, dẫn đến tham nhũng chính sách, lợi ích nhóm, gây thiệt hại ngân sách… Cụ thể Bà Mai hứa sẽ đề xuất sửa đổi luật về đất đai nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, bảo đảm quyền lợi người dân, tránh thất thoát ngân sách. Một trong những ưu tiên nữa của ứng viên này là hoàn thiện chính sách thuế, phí, cắt bỏ khoản thu bất hợp lý, cải cách và minh bạch hóa các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân trong giao dịch… Bà Vũ Thị Lưu Mai, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV trình bày chương trình hành động. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN   Ứng viên Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, là đại biểu đương nhiệm, tự ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XV và được phân bổ tại đơn vị bầu cử số 10 của Hà Nội. Ông Cường cam kết nếu trúng cử sẽ đóng góp xây dựng cơ chế giám sát quyền lực, phòng chống tham nhũng ngay từ khâu xây dựng chính sách, luật pháp, tích cực tham gia giám sát quá trình thực thi pháp luật trong lĩnh vực đầu tư, tài chính và các chương trình dự án quốc gia.   ĐBQH khóa XIV Hoàng Văn Cường. Ảnh: Trường ĐH KTQD   Cũng ứng cử tại Hà Nội, đơn vị bầu cử số 5, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc, người đã có 4 khoá liên tục tham gia Quốc hội cam kết nỗ lực đóng góp vào công tác cải cách thể chế, cải cách hành chính, hoàn thiện khung khổ pháp luật, khắc phục cho được tình trạng thiếu minh bạch, chồng chéo, thủ tục hành chính phiền hà, gây khó khăn và không an tâm cho người dân và doanh nghiệp.   Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc tại Hội nghị tiếp xúc giữa cử tri với người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, quận Tây Hồ. Ảnh: Hà Nội Mới   Cam kết của các ứng viên đại biểu quốc hội đối với mục tiêu chống tham nhũng là tín hiệu tích cực cho một môi trường thể chế minh bạch, liêm chính, tạo thuận lợi cho người dân cũng như các doanh nghiệp.     Tin tổng hợp

22.05.2021
844 Lượt xem
Tin dự án

Là một doanh nghiệp đi đầu trong phát triển bền vững, Traphaco đã quyết tâm theo đuổi mục tiêu “bền vững” trong nguyên liệu, sản xuất và hiện nay là “bền vững” trong quản trị doanh nghiệp minh bạch và kinh doanh liêm chính. Đây là cơ sở để Traphaco củng cố, tạo sự khác biệt, phát triển mạnh mẽ thương hiệu “xanh”, tạo dựng lòng tin đối với khách hàng, các cổ đông và thu hút các nhà đầu tư. Trong bối cảnh nền kinh tế chao đảo bởi đại dịch Covid 19, phát triển bền vững càng là một xu hướng tất yếu và Traphaco đã đúng đắn khi lựa chọn con đường này.         Với sự hỗ trợ của Quỹ Thịnh vượng Vương quốc Anh, trong khuôn khổ Sáng kiến Liêm chính giữa Doanh nghiệp và Chính phủ – GBII do VCCI thực hiện là một hợp phần của Dự án vùng “Thúc đẩy Môi trường Kinh doanh công bằng tại ASEAN” của UNDP, VCCI cùng UNDP đã và đang triển khai hàng loạt các hoạt động đào tạo, tư vấn và nâng cao năng lực quản trị và kinh doanh liêm chính cho các doanh nghiệp của Việt Nam, trong đó có Traphaco. Ảnh chụp buổi làm việc tại Traphaco về nội dung tư vấn kỹ thuật   Thông qua cung cấp gói hỗ trợ tư vấn kỹ thuật nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ cho Traphaco, VCCI và UNDP đã chỉ định công ty tư vấn Deloitte Việt Nam thực hiện hoạt động này.  Gần đây, phía tư vấn đã thực hiện đánh giá rà soát hiện trạng hoạt động kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro, từ đó xây dựng các tiêu chí kiểm toán, quy trình, thủ tục, biểu mẫu và tổ chức đào tạo tại doanh nghiệp để chuyển giao kiến thức cho doanh nghiệp.   Ngày 31/3 vừa qua, Công ty cổ phần Traphaco đã tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên năm 2021, tiến hành bầu HĐQT, Ban kiểm soát, cử người đại diện vào Ủy ban kiểm toán… nhiệm kỳ 2021-2025 và định hướng hoạt động kinh doanh. Dựa trên đặc thù của Traphaco, đơn vị tư vấn sẽ thiết kế quy trình cho một cuộc kiểm toán được lựa chọn và dự kiến giữa tháng 5/2021, dự án sẽ tổ chức đào tạo chuyển giao quy trình cho Traphaco. Với sự chuẩn bị này, Traphaco đã xây dựng năng lực cho đội ngũ kiểm toán nội bộ đáp ứng quy định của pháp luật tại Thông tư 08/2021/TT-BTC và yêu cầu phát triển của doanh nghiệp. 

10.05.2021
797 Lượt xem
Tin dự án

Theo kết quả khảo sát của Tổ chức Minh bạch cho thấy có khoảng 85% các bạn trẻ cho rằng hành vi thiếu trung thực sẽ gây tác động tiêu cực cho quốc gia, gia đình và cho chính bản thân; 87% số người được hỏi tin rằng thanh niên có vai trò đáng kể trong phòng, chống tham nhũng; 74% thanh niên cho biết họ không có hoặc thiếu hiểu biết về các kiến thức phòng, chống tham nhũng và các quy định của pháp luật liên quan, điều đáng chú ý là chỉ có 18% thanh niên được hỏi cho biết họ từng được giáo dục về phòng, chống tham nhũng.   Kể từ năm 2009, Chính phủ đã phê duyệt Đề án 137 về đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng. Với ý nghĩa này, trong năm 2021, VCCI và UNDP đã phối hợp, hỗ trợ Khoa Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội chuyển giao tài liệu đào tạo của dự án về áp dụng cơ chế kiểm soát và bộ quy tắc ứng xử trong kinh doanh để lồng ghép vào chương trình dạy học tại nhà trường.   Thông qua qua giáo dục sẽ là cách hiệu quả nâng cao nhận thức cho sinh viên, đồng thời có thể cung cấp cho họ những kiến thức hữu ích là hành trang trên con đường khởi nghiệp. Trong tương lai, họ không những sẽ là người chủ doanh nghiệp, dẫn dắt định hướng công việc kinh doanh hướng tới phát triển bền vững lâu dài mà còn là nhóm chủ thể chính góp phần hiện thực hóa các giá trị cốt lõi của một doanh nghiệp, tổ chức nơi họ làm việc sau này. Một khi hiểu được tầm quan trọng của liêm chính trong kinh doanh cũng như được trang bị những kiến thức từ sớm, các bạn trẻ sẽ chủ động hơn trong việc giải quyết các thách thức, lan tỏa những thực tiễn tốt.   Ảnh chụp tại buổi đào tạo thí điểm tại Khoa Quốc tế, VNU   Ngoài ra, dự án hiện nay cũng đã và đang tập trung hỗ trợ một số doanh nghiệp xây dựng thí điểm mô hình triển khai cơ chế kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử trong kinh doanh như Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam (VIMC), Công ty Cổ phần Traphaco và một số doanh nghiệp khác do nữ làm chủ tại Thành phố Thái Nguyên như Lucas là ví dụ. Với sự hỗ trợ ban đầu này, hy vọng sẽ là nền tảng giúp các công ty có điều kiện chuẩn hóa cơ chế kiểm soát nội bộ và ủy ban kiểm toán để đáp ứng các quy định pháp luật như Luật doanh nghiệp (2020), các văn bản hướng dẫn thi hành luật chứng khoán, các qui định hướng dẫn thực hiện Nghị định 05/2019/NĐ/CP ban hành ngày 22 tháng 1 năm 2019.   

07.05.2021
873 Lượt xem
Tin tổng hợp

Kể từ đầu năm 2020, Thế giới đã phải đối mặt với một trong những cuộc khủng hoảng toàn cầu lớn nhất trong nhiều thập kỷ gần đây, đó chính là sự lây lan nhanh chóng, đột ngột của đại dịch Covid 19. Các biện pháp cách ly, thực hiện giãn cách xã hội và một số hạn chế khác nhau được áp dụng chặt chẽ đã đặt ra nhiều thách thức to lớn đối với các doanh nghiệp, đồng thời cho thấy bức tranh kém khởi sắc của nền kinh tế toàn cầu. Các doanh nghiệp ở khu vực Đông Nam Á đã và đang gánh trên vai rất nhiều khó khăn. Việc doanh nghiệp thực sự hiểu rõ về bức tranh đại dịch gây tác động như thế nào tới hoạt động kinh doanh trong thời gian tới còn là điểm hạn chế.   Tại buổi hội thảo bàn tròn trực tuyến do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức vào ngày 31/3 vừa qua, bên cạnh sự tham gia tích cực của các đại diện đến từ nhiều khu vực khác nhau, về phía Việt Nam, ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng thư ký VCCI đã tham dự và có phần chia sẻ, thảo luận về một số rủi ro nhất định mà doanh nghiệp đối mặt trong thời gian dịch bệnh bùng phát.   Về phía doanh nghiệp, với áp lực đảm bảo tính liên tục của hoạt động kinh doanh, khó khăn trong quản trị lao động, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu,…được xem là có tác động đáng kể tới tính liêm chính trong kinh doanh. Cũng theo ông Vinh, doanh nghiệp dù ở quy mô nào, lớn hay nhỏ muốn vượt qua khó khăn hướng tới phát triển bền vững trong dài hạn cần chú trọng đặt yếu tố kinh doanh liêm chính là nền tảng cốt lõi bởi nó sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao tính tự cường, khả năng chống chọi, thu hút khách hàng trung thành cũng như khách hàng mới và sự quan tâm của các nhà đầu tư chân chính, giữ chân và chiêu mộ nhân tài làm việc tại công ty trong bối cảnh khó khăn chồng chất như hiện nay.   Thông qua hội thảo này, các nỗ lực của VCCI về thúc đẩy kinh doanh liêm chính trong hơn 10 năm qua được nhấn mạnh đề cập, chia sẻ rộng rãi, đặc biệt Sáng kiến hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phòng, ngừa tham nhũng; Sáng kiến liêm chính giữa doanh nghiệp và chính phủ – GBII hiện nay đang thực hiện với sự tài trợ của Quỹ Thịnh vượng Vương quốc Anh thông qua Dự án vùng “Thúc đẩy môi trường kinh doanh công bằng tại ASEAN” của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP).   Nhân dịp này, OECD và UNDP đánh giá cao sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả của VCCI trong thời gian qua, cụ thể Hội nghị khu vực lần thứ 10 Sáng kiến chống Tham nhũng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là một minh chứng rõ ràng và bày tỏ mong muốn tiếp tục hợp tác với VCCI trong các hoạt động tương tự tiếp theo.

01.04.2021
1070 Lượt xem