Tin tức & Sự kiện

Cập nhật các thông tin mới nhất về hoạt động thúc đẩy kinh doanh liêm chính

Bài viết mới nhất

Mời nộp đề xuất kỹ thuật và tài chính cung cấp dịch…
09.02.2022
737 views

Sáng kiến Liêm chính giữa Doanh nghiệp và Chính phủ – GBII do VCCI khới xướng là một hợp phần thuộc Dự án vùng “Thúc đẩy Môi trường kinh doanh công bằng ở ASEAN” do UNDP quản lý triển khai cần tuyển đơn vị tư vấn trong nước thực hiện các hoạt động sau: Nhóm nhiệm vụ 1: Tuyển đơn vị tư vấn cung cấp dịch vụ tư vấn cho các nhóm hoạt động Hoạt động 1: Tiến hành đánh giá thí điểm sử dụng Bộ chỉ số đánh giá doanh nghiệp kinh doanh liêm chính – VBII Hoạt động 2: Hoàn thiện Bộ chỉ số đánh giá doanh nghiệp kinh doanh liêm chính – VBII Hoạt động 3 (3.5.2): Phát triển nội dung, ý tưởng đầu vào để số hóa VBII Hoạt động 5: Đào tạo, hướng dẫn doanh nghiệp về áp dụng VBII Xem chi tiết Điều khoản tham chiếu tại đây. Nhóm nhiệm vụ 2: Tuyển đơn vị tư vấn kỹ thuật phát triển phần mềm Hoạt động 3 (3.5.1): Phát triển phần mềm số hóa VBII Xem chi tiết Điều khoản tham chiếu tại đây. Đơn vị tư vấn quan tâm gửi nộp đề xuất bao gồm kỹ thuật và tài chính qua email: xuandtb@vcci.com.vn sớm nhất có thể (không muộn hơn 17 giờ ngày 12/2/2021). Đề xuất có thể được làm bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.   Ghi chú: Đề xuất có thể chuẩn bị bằng power point hoặc word tùy lựa chọn (đề xuất được chuẩn bị khoa học, logic sẽ có lợi thế). Bản đề xuất gồm thư bày tỏ tham gia, phần đề xuất kỹ thuật, chính, hồ sơ năng lực, CV của nhóm chuyên gia tham gia dự án.  

Tin dự án

Hà Nội, ngày 27/8/2019. Hội thảo tham vấn nhằm hoàn thiện dự thảo “Cẩm nang áp dụng cơ chế kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử trong kinh doanh” đã được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP Việt Nam) đồng tổ chức. Hội thảo đã thu hút sự tham dự của gần 100 đại biểu đến từ các khối nhà nước, doanh nghiệp(DN) và các tổ chức xã hội. Đây là một hoạt động nằm trong Sáng kiến Liêm chính giữa Doanh nghiệp và Chính phủ – GBII do VCCI thực hiện, trong khuôn khổ Dự án “Thúc đẩy Môi trường Kinh doanh Công bằng ở ASEAN” của UNDP, được Quỹ Thịnh vượng Vương quốc Anh tài trợ.  (Ảnh toàn cảnh Hội thảo) Cơ chế kiểm soát nội bộ (IC) và Bộ Quy tắc ứng xử trong kinh doanh(CoC) là hai giải pháp hiệu quả nhất hiện nay nhằm hỗ trợ các DN vừa và nhỏ nâng cao năng lực quản trị – quản lý hướng tới minh bạch và hiệu quả, đồng thời đảm bảo được quyền lợi của các nhà đầu tư và cổ đông và nâng cao uy tín, hình ảnh công ty. Phát biểu tại Hội nghị, tiến sỹ Vũ Thị Phương Liên, Chuyên gia tư vấn, Công ty TNHH Tư vấn và Hội nhập (TDI) nhấn mạnh: “Đây là hai bộ phận giúp DN hiện thực hoá tầm nhìn chiến lược và các giá trị cốt lõi, đồng thời thể hiện sự cam kết này bằng văn bản. Nội dung (trong dự thảo cẩm nang – pv) đã được đơn giản hoá để các DN vừa và nhỏ có thể thực hiện theo dễ dàng.” (Ảnh: Các đại biểu tích cực nghiên cứu dự thảo cẩm nang) Dự thảo Cẩm nang đã được các DN đón nhận nồng nhiệt. Chị Nguyễn Thị Minh Tâm, Giám đốc Công ty MCT Việt Nam chia sẻ: “Hiện nay, các DN vừa và nhỏ thường không có bộ quy tắc ứng xử và quy chuẩn kiểm soát, vì vậy chúng tôi chỉ tự phát, tự kiểm soát nhau. Cẩm nang này có thể áp dụng với DN của tôi và tôi sẽ cố gắng thực hiện.” Anh Đinh Văn Đức, Trưởng phòng kế hoạch Công ty Khoáng sản Luyện kim Việt Nam cho rằng: “Nội dung đã được chia sẻ phù hợp và cần thiết đối với DN của tôi”. DN có thể tải Dự thảo Cẩm nang tại đây. Hội thảo cũng đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp từ phía các DN. Một số DN cho rằng dự án cần đẩy mạnh các hoạt động hướng dẫn, đào tạo cho các DN, cũng như DN cần có thêm thời gian nghiên cứu để áp dụng thành công IC và CoC. “Để hình thành phương pháp mới, cần thêm thời gian vì nhiều DN đang ở lối mòn cũ”, Chị Minh Tâm góp ý. Đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo DN, bà Đinh Thị Bích Xuân, Phó Giám đốc Văn phòng Doanh nghiệp vì Sự phát triển bền vững, VCCI cho biết, trong giai đoạn 2019 – 2020, dự án sẽ thiết kế nhiều hoạt động đa dạng để hỗ trợ các DN thực hiện cơ chế IC và CoC như: Hoàn thiện cẩm nang và chia sẻ rộng rãi đến cộng đồng doanh nghiệp, đào tạo mạng lưới chuyên gia nguồn, xây dựng năng lực cho doanh nghiệp, xây dựng mô hình trình diễn IC và CoC cho 2 công ty tại Hà Nội, ký cam kết kinh doanh liêm chính. Các DN có thể đọc thêm và đăng ký tham gia các hoạt động tại đây.

27.08.2019
476 Lượt xem
Tin dự án, Tin dự án

Hội thảo do VCCI và UNDP Việt Nam chủ trì, trong khuôn khổ Dự án vùng “Thúc đẩy Môi trường Kinh doanh Công bằng ở ASEAN” do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) triển khai với sự tài trợ từ Quỹ Thịnh vượng Vương quốc Anh. Hội thảo Tham vấn “Cẩm nang hướng dẫn Doanh nghiệp áp dụng Cơ chế Kiểm soát nội bộ và Bộ Quy tắc ứng xử trong kinh doanh” *Thời gian: 8:30 – 13:00 Thứ Ba, ngày 27 tháng 8 năm 2019 *Địa điểm: Hội trường tầng 2, Khách sạn ADONIS, Số 55 Quang Trung, P.Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội. Hội thảo có sự tham gia đông đảo của các khách mời, đại diện đến từ khối doanh nghiệp/hiệp hội doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức quốc tế và các chuyên gia. Tại hội thảo, Quý cơ quan/ doanh nghiệp sẽ được cung cấp kiến thức và tài liệu tham khảo hữu ích về cách xây dựng quy trình kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tuân thủ đúng Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 và quản trị hiệu quả. Đồng thời, Quý cơ quan/ doanh nghiệp cũng sẽ được thảo luận, đóng góp ý kiến để hoàn thiện cẩm nang hướng dẫn, từ đó thể hiện trách nhiệm với công tác phòng chống tham nhũng, góp phần xây dựng văn hóa kinh doanh liêm chính tại Việt Nam. Chương trình chi tiết xin xem tại đây. Ban Tổ chức rất mong đợi sự tham gia của Quý cơ quan/ doanh nghiệp. Để xác nhận tham dự Hội thảo, Quý cơ quan/doanh nghiệp hãy gửi thông tin qua email: tienlt@vcci.com.vn hoặc liên hệ với Lê Thủy Tiên, Tel: 04-35743492 (máy lẻ 103),Mobile: 0969197991. BTC sẽ gửi tài liệu qua email ngay khi Quý Cơ quan/doanh nghiệp gửi thông tin xác nhận tham dự.

26.08.2019
610 Lượt xem
Tin dự án

Chỉ 50%-60% doanh nghiệp hiểu biết rõ ràng về vai trò quan trọng của kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.  Ngày 5/3/2019 vừa qua, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) công bố kết quả khảo sát tại Hội thảo tham vấn ý kiến các bên liên quan nhằm hoàn thiện Dự thảo Báo cáo nghiên cứu “Áp dụng cơ chế kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử tại các doanh nghiệp Việt Nam: Các phát hiện chính và một số khuyến nghị”. Báo cáo này do Văn phòng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững (VCCI) và Công ty TNHH Tư vấn Hội nhập và Phát triển thực hiện cùng các chuyên gia uy tín của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Tài chính và các thành viên thuộc Diễn đàn các nhà lãnh đạo Quốc tế – IBLF Global (UK). Hội thảo lần này là một trong những hoạt động trọng tâm của sáng kiến Liêm chính giữa Doanh nghiệp và Chính phủ- GBII thuộc Đề án 12 được tài trợ thông qua dự án vùng “Thúc đẩy Môi trường kinh doanh Công bằng ở ASEAN” do UNDP triển khai với sự hỗ trợ tài chính từ Qũy Thịnh vượng Vương quốc Anh. Hội thảo được tổ chức vào thời điểm Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) sắp chính thức có hiệu lực vào tháng 7/2019 và mở rộng phạm vi điều chỉnh sang khu vực ngoài nhà nước. Sự kiện đã thu hút sự tham dự  của 153 đại biểu tham dự đến từ các cơ quan chính phủ, các đại sứ quán, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế và cơ quan báo chí đến từ Hà Nội và khu vực lân cận. Một trong những kết quả nghiên cứu của báo cáo cho thấy chỉ 50%-60% doanh nghiệp hiểu biết rõ ràng về vai trò quan trọng của kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Phát biểu tại hội thảo, Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI nhận định, khi cơ chế kiểm soát nội bộ và tuân thủ không được áp dụng đầy đủ tại doanh nghiệp thì các hành vi xấu dễ có cơ hội nảy sinh trong các công ty và vượt ra ngoài biên giới thông qua các chuỗi cung ứng đầu tư và thương mại toàn cầu. Đồng tình với quan điểm này, Bà Caitlin Wiesen, quyền Trưởng đại diện thường trú UNDP Việt Nam khắng định tầm quan trọng của bộ quy tắc ứng xử và cơ chế kiểm soát nội bộ trong việc thúc đẩy liêm chính trong doanh nghiệp. Bà cũng cho biết UNDP sẽ hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp xây dựng cẩm nang hướng dẫn áp dụng bộ quy tắc ứng xử và cơ chế kiểm soát nội bộ. Thêm vào đó, VCCI sẽ cung cấp các khóa đào tạo nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực cho doanh nghiệp. Đại diện cơ quan tài trợ, Ngài Gareth Warth, Đại sứ Anh tại Việt Nam nhấn mạnh rằng thúc đẩy môi trường kinh doanh tập trung vào liêm chính luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của Vương Quốc Anh. Theo đó, PGS.TS Nguyễn Văn Thắng, trưởng nhóm nghiên cứu Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết mối quan hệ cá nhân và việc sử dụng chi phí không chính thức được “ngụy trang” dưới nhiều hình thức khác nhau chiếm từ 25-30% trong các giao dịch kinh doanh. Ngoài ra,  những bất thường trong quản lý nhân sự, thiếu nhân lực chuyên môn hay việc tuyển dụng dựa phần lớn vào quan hệ tạo ra những thách thức để đảm bảo việc tuân thủ các quy định pháp luật. Báo cáo nghiên cứu đã phản ánh những mặt hạn chế thậm chí là không hiệu quả trong quản lý nói chung. Hầu hết các vụ việc sai phạm xảy ra là hậu quả của năng lực kiểm soát nội bộ và sự tuân thủ bộ quy tắc ứng xử còn yếu kém và thiếu minh bạch. Những khuyến nghị được đưa ra định hướng doanh nghiệp tới các giá trị cốt lõi như tinh thần liêm chính, minh bạch nhằm xây dựng một chiến lược kinh doanh dài hạn với hệ thống quản trị phù hợp và nhất quán. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều cơ hội tham gia mạnh mẽ vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Đồng thời, lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước phải tăng cường trách nhiệm giải trình và thực thi pháp luật. Các tập đoàn đa quốc gia cũng cần tích cực chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn tốt  và lan tỏa ý nghĩa cũng như lợi ích của dự án liêm chính tới các doanh nghiệp địa phương. Để có thể triển khai một chương trình liêm chính doanh nghiệp hiệu quả, sự hợp tác và đồng hành của các bên liên quan bao gồm từ phía cơ quan Chính phủ, cán bộ nhà nước đến cộng đồng doanh nghiệp các tổ chức xã hội là rất cần thiết. Theo tin hoạt động dự án.  

05.03.2019
751 Lượt xem
Tin tổng hợp

Doanh nghiệp nên làm gì để đối phó với việc bị vòi tiền, nhũng nhiễu? Nếu có thể, hãy tố cáo những hành vi sai trái này! Trong bài viết, KDLC sẽ gợi ý một số kênh hữu ích để doanh nghiệp tố cáo tham nhũng và bảo vệ công ty của mình.     1 – Thông báo tới lãnh đạo công ty Nếu nhận thấy cán bộ nhà nước, đối tác, đồng nghiệp… có hành vi đòi và đưa hối lộ, nhân viên kinh doanh hãy thông báo ngay vụ việc tới thanh tra nội bộ và lãnh đạo doanh nghiệp. Đó là những người đầu tiên có thể cùng bạn bảo vệ công ty và đẩy lùi tham nhũng.   2 –  Tố cáo tại các cơ quan công quyền Doanh nghiệp có thể cung cấp thông tin về các trường hợp tham ô, hối lộ tới các cơ quan thực thi pháp luật theo hai cách sau: a. Tố cáo tại Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (VKSNDTC). Địa chỉ của Cơ quan điều tra thuộc VKSNDTC, các Đại diện thường trực và Phòng Nghiệp vụ tại các khu vực như sau:   Hà Nội Số 9 Phạm Văn Bạch, P.Yên Hòa, Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội Điện thoại bàn: 0243.8255058, Di động: 0971751122   Yên Bái Số 566 Ngô Minh Loan, Phường Hợp Minh, TP. Yên Bái, tỉnh Yên Bái Điện thoại bàn: 0216 385 6616, Di động: 0971831122   Đà Nẵng 23 Trần Bình Trọng, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng Điện thoại bàn: 0236 389 8738, Di động: 0971541122   Đăk Lăk 21B Mai Hắc Đế, Phường Tân Thành, TP, Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đăk Lăk Điện thoại bàn: 0262 367 3366, Di động: 0971951122   Hồ Chí Minh 199 Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận, TP. HCM Điện thoại bàn: 08 08 6882, Di động: 0971501122   Cần Thơ D21-8&9 Khu dân cư Long Thịnh, Phường Phú Thứ, Quận Cái Răng, TP. Cần Thơ Điện thoại bàn: 0292 625 8166, Di động: 0971081122   Doanh nghiệp cũng có thể gửi tin nhắn trên trang web chính thức của Viện, hoặc viết email tới địa chỉ togiactoipham@coquandieutravkstc.gov.vn. b. Tố cáo tới Thanh tra Chính phủ bằng cách tới trụ sở cơ quan tại Lô D29, Khu đô thị mới Trần Thái Tông, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.  Doanh nghiệp cũng có thể gửi tin nhắn qua hòm thư trực tuyến tại đây, gọi điện thoại tới số 08044430 hoặc gửi email tới ttcp@thanhtra.gov.vn,   3 – Một số kênh tố cáo tham nhũng khác a. Các đại biểu quốc hội tại địa phương b. Các cơ quan thông tấn – báo chí.   4 – Doanh nghiệp vẫn không chắc chắn về cách thức tố cáo hoặc có tố cáo hay không? Doanh nghiệp có thể liên hệ với KDLC và chúng tôi sẽ sẵn lòng tư vấn miễn phí. Hãy gửi email cho KDLC theo địa chỉ reporter@kdlc.vn, hoặc liên hệ với chúng tôi thông qua biểu mẫuhoặc bình luận ẩn danh cuối mỗi bài viết. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những lời khuyên dựa trên từng trường hợp cụ thể, hỗ trợ bạn giải quyết những khó khăn để đảm bảo kinh doanh minh bạch.  

20.11.2018
661 Lượt xem
Tin dự án

Cuộc thi sáng tác nghệ thuật ‘Vì một tương lai Việt Nam Minh bạch và Liêm chính’ do Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) phát động với mục đích thu hút sự quan tâm và khuyến khích tính sáng tạo của thanh niên về chủ đề minh bạch, liêm chính và phòng chống tham nhũng. KDLC hân hạnh chia sẻ một số tác phẩm hay trong vòng sơ loại cuộc thi.   1 – Bài dự thi ‘Vườn ươm Liêm Chính’ của bạn Nguyễn Thanh Phước, sinh viên Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh     2 – Bài dự thi của bạn Lê Hà Anh Thy với những nét vẽ hoạt hoạ sinh động cùng thông điệp: ‘Sử dụng tiền hợp pháp và trách nhiệm vì một tương lai Việt Nam minh bạch và liêm chính’     3 – Tác phẩm thơ ‘Liêm Chính & Tham Nhũng’ của bạn Vương Hưng Út (Xem trọn vẹn bài thơ tại đây)     4 – Thơ: Tham Nhũng và cuộc trò chuyện với Liêm Chính của bạn Lương Thị Ngọc Chi (Xem trọn vẹn bài thơ tại đây)     5 – Bài thơ: ‘Tham Nhũng và bài học về Liêm Chính’ của bạn Bùi Thị Hoa (Xem trọn vẹn bài thơ tại đây)     6 – Tác phẩm về tham nhũng Dự án xây cầu của bạn Võ Thị Cẩm Nhung   7 – Bài thơ ‘Vườn ươm Liêm chính’ của bạn Trần Phương An (xem trọn vẹn bài thơ tại đây)   8 – Bài thơ ‘Quý ngài Việt Nam’ của bạn Lâm Anh Tuấn(Xem trọn vẹn bài thơ tại đây)

20.11.2018
866 Lượt xem
Tin dự án

Qua bài viết này, các doanh nghiệp sẽ được cung cấp thông tin về những điểm quan trọng mà Luật phòng chống tham nhũng (2005) hiện hành quy định.   Tại Việt Nam, hối lộ là hành vi phạm pháp. Cán bộ nhà nước có hành vi đòi và nhận hối lộ sẽ bị pháp luật xử phạt nghiêm khắc. Doanh nghiệp nếu đưa hối lộ cũng sẽ bị xử phạt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả hoạt động, doanh thu và danh tiếng. Dưới đây là một số ví dụ về các công ty đã bị xử phạt, truy tố vì có hành vi kinh doanh có trách nhiệm. Doanh nghiệp có thể tìm hiểu thêm thông tin về luật hiện hành tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về Pháp chế. Dưới đây là một số điểm chính của luật phòng chống tham nhũng có liên quan trực tiếp đến các doanh nghiệp. Theo Chương VI, Điều 87, nghĩa vụ của doanh nghiệp bao gồm: Báo cáo về các hành vi tham nhũng cho các cấp có thẩm quyền Hợp tác với các cấp có thẩm quyền trong quá trình điều tra tham nhũng Cung cấp phản hồi về luật phòng chống tham nhũng cho các cấp có thẩm quyền nhằm góp phần đẩy lùi tham nhũng Hợp tác với các cấp có thẩm quyền, VCCI và các hiệp hội doanh nghiệp để cùng xây dựng một nền văn hoá doanh nghiệp lành mạnh Cạnh tranh công bằng trên thị trường bằng việc thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ trong công ty   Hiện nay, Dự thảo Luật phòng chống tham nhũng đang trong quá trình bàn thảo sửa đổi và dự kiến sẽ được thông qua trong thời gian sắp tới. Dự thảo Luật cũng quy định rất rõ về trách nhiệm của doanh nghiệp, về sự cần thiết xây dựng văn hóa kinh doanh chuyên nghiệp và minh bạch hơn. Tham khảo tại đây. Doanh nghiệp của bạn có thể làm gì để giảm nguy cơ tham nhũng? Hãy xem Chương 3 của Bộ công cụ về Làm thế nào để ngăn chặn và chống tham nhũng.  Bạn sẽ tìm thấy rất nhiều ý tưởng về cách thiết lập các hệ thống đơn giản trong công ty để tự bảo vệ mình. Doanh nghiệp của bạn có thể cử người tham gia các chương trình đào tạo về kinh doanh liêm chính. Hãy tìm các chương trình đào tạo trong phần Đào tạo trên trang web của chúng tôi.   Doanh nghiệp có thể làm gì để đối phó với việc bị cán bộ nhà nước vòi tiền hối lộ? Nếu có thể, doanh nghiệp hãy tố cáo hành vi sai trái này. Có một số cách để bạn tố cáo hối lộ và tham nhũng. Hãy tham khảo trên KDLC một số lời khuyên và một số trường hợp thành công trong việc phòng chống tham nhũng.    

08.11.2018
765 Lượt xem