Tin tức & Sự kiện

Cập nhật các thông tin mới nhất về hoạt động thúc đẩy kinh doanh liêm chính

Bài viết mới nhất

Mời nộp đề xuất kỹ thuật và tài chính cung cấp dịch…
09.02.2022
742 views

Sáng kiến Liêm chính giữa Doanh nghiệp và Chính phủ – GBII do VCCI khới xướng là một hợp phần thuộc Dự án vùng “Thúc đẩy Môi trường kinh doanh công bằng ở ASEAN” do UNDP quản lý triển khai cần tuyển đơn vị tư vấn trong nước thực hiện các hoạt động sau: Nhóm nhiệm vụ 1: Tuyển đơn vị tư vấn cung cấp dịch vụ tư vấn cho các nhóm hoạt động Hoạt động 1: Tiến hành đánh giá thí điểm sử dụng Bộ chỉ số đánh giá doanh nghiệp kinh doanh liêm chính – VBII Hoạt động 2: Hoàn thiện Bộ chỉ số đánh giá doanh nghiệp kinh doanh liêm chính – VBII Hoạt động 3 (3.5.2): Phát triển nội dung, ý tưởng đầu vào để số hóa VBII Hoạt động 5: Đào tạo, hướng dẫn doanh nghiệp về áp dụng VBII Xem chi tiết Điều khoản tham chiếu tại đây. Nhóm nhiệm vụ 2: Tuyển đơn vị tư vấn kỹ thuật phát triển phần mềm Hoạt động 3 (3.5.1): Phát triển phần mềm số hóa VBII Xem chi tiết Điều khoản tham chiếu tại đây. Đơn vị tư vấn quan tâm gửi nộp đề xuất bao gồm kỹ thuật và tài chính qua email: xuandtb@vcci.com.vn sớm nhất có thể (không muộn hơn 17 giờ ngày 12/2/2021). Đề xuất có thể được làm bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.   Ghi chú: Đề xuất có thể chuẩn bị bằng power point hoặc word tùy lựa chọn (đề xuất được chuẩn bị khoa học, logic sẽ có lợi thế). Bản đề xuất gồm thư bày tỏ tham gia, phần đề xuất kỹ thuật, chính, hồ sơ năng lực, CV của nhóm chuyên gia tham gia dự án.  

Tin dự án

Một trong những tiêu chí hàng đầu để các nhà đầu tư xem xét đó là kinh doanh liêm chính. Chỉ khi kinh doanh liêm chính, doanh nghiệp mới tạo được sự minh bạch cho đối tác, cổ đông, nhà đầu tư và khách hàng. Đó chính là sự cam kết phát triển bền vững, tạo được lòng tin với các đối tác và nhà đầu tư. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp SMEs và các dự án khởi nghiệp đang phát triển mạnh mẽ nhưng các nhà đầu tư không có công cụ nào để đánh giá được tính minh bạch, tính bền vững để quyết định lựa chọn đầu tư. Nhận thấy vấn đề này, UNDP với sự tài trợ của Quỹ Thịnh Vượng Anh đã hỗ trợ VCCI thực hiện Bộ công cụ Ứng dụng Kinh doanh Liêm chính dành cho Nhà đầu tư. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia năm 2020 và dự án “Thúc đẩy môi trường kinh doanh công bằng cho Doanh nghiệp mới tại Việt Nam”.   Bộ tiêu chí được dành cho tất cả nhà đầu tư đang hoạt động hoặc đang quan tâm đến đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập tại Việt Nam. Bộ công cụ này giúp các nhà đầu tư đánh giá để đầu tư ở giai đoạn sớm và đầu tư thiên thần. Bộ công cụ giúp cho các nhà đầu tư tìm hiểu môi trường kinh doanh tại Việt Nam, tiếp cận với các doanh nghiệp, dự án còn đang sơ khai nhưng vẫn đảm bảo các thông tin cần thiết cho quyết định đầu tư. Bên cạnh đó, sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ. Các vườn ươm, các trung tâm tăng tốc khởi nghiệp, các đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp đang huấn luyện và chuẩn bị cho các doanh nghiệp khởi nghiệp gọi vốn cũng cần tham khảo và sử dụng bộ tiêu chí này.   Bộ công cụ đánh giá liêm chính dựa trên 4 yếu tố chính: 1) Công ty và các cổ đông; 2) Uy tín với các đối tác kinh doanh; 3) Tuân thủ pháp luật; 4) Hệ thống kiểm soát nội bộ. Mặc dù kinh doanh liêm chính có phạm vi lớn hơn nhiều nhưng bộ công cụ này chủ yếu tập trung vào những chủ đề thường được xem là “chống tham nhũng”. Đối với doanh nghiệp khởi nghiệp, kinh doanh liêm chính cần dựa trên 3 nền tảng: 1) Định hướng đạo đức cá nhân; 2) Chất lượng hệ thống quản lý; 3) Sự hiểu biết và tuân thủ pháp luật. Đây chính là cơ sở để dự án xây dựng Bộ công cụ này.   (Tổng hợp)

28.03.2021
1187 Lượt xem
Tin dự án

Trong hai tuần đầu tháng 3 diễn ra cuộc phát động doanh nghiệp nữ làm chủ tại tỉnh Thái nguyên tham gia chương trình đào tạo trực tuyến đã thu hút 101 lượt truy cập, trong đó 95% lượt truy cập đã hoàn thành chương trình học và đạt chứng nhận. Hai doanh nghiệp đạt được số lượng chứng nhận với kết quả cao là Công ty Cổ phần Thương mại Thái Hưng và Công ty TNHH Dũng Tân. Tuy nhiên, do Công ty Cổ phần Thương mại THái Hưng không bố trí thời gian phù hợp để tư vấn vào làm việc tại công ty nên đã xin rút khỏi dự án. Ngay sau đó, dự án tiếp tiếp tục lựa chọn một doanh nghiệp khác trong số các doanh nghiệp tham gia có quan tâm và cam kết cao, đó là Công ty TNHH Lucas, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thay cho Công ty Thái Hưng.   Theo bà Đinh Thị Bích Xuân, Phó Giám đốc, Văn phòng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững, VCCI cho biết mục đích của chương trình này là nhằm giúp các doanh nghiệp chủ động nâng cao năng lực, cải thiện tính hiệu quả của quản trị công ty, quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ, đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ tốt yêu cầu của quy định pháp luật như Nghị định 05 về kiểm toán nội bộ, Nghị định 71 về quản trị công ty, Luật PCTN 2018,…   Với 02 doanh nghiệp đạt đủ tiêu chí của chương trình đề ra sẽ được nhận gói hỗ trợ kỹ thuật từ “Sáng kiến Liêm chính giữa Doanh nghiệp và Chính phủ – GBII” do VCCI thực hiện với sự tài trợ từ Quỹ Thịnh vượng Vương quốc Anh thông qua Dự án vùng “Thúc đẩy Môi trường Kinh doanh Công bằng ở ASEAN” của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP).   Trong thời gian sớm nhất, VCCI sẽ gửi công văn chính thức thông báo tới 02 doanh nghiệp đạt đủ điểu kiện để tiến hành các bước đánh giá rà soát trước khi chính thức ký kết thỏa thuận cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, đồng thời tìm hiểu rõ nhu cầu mong muốn của doanh nghiệp cần được hỗ trợ nhưng nhìn chung phải hài hòa và phù hợp với phạm vi của dự án có thể hỗ trợ. Thời gian cung cấp gói hỗ trợ kỹ thuật sẽ được thực hiện ngay trong tháng 3/2021.

17.03.2021
882 Lượt xem
Tin dự án

Ngày 19/11/2020, Văn phòng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững thuộc VCCI phối hợp với Hội Nữ Doanh nhân tỉnh Thái Nguyên tổ chức khóa đào tạo phổ biến “Hướng dẫn áp dụng cơ chế kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử trong kinh doanh”. Chương trình đã diễn ra thành công và thu được sự quan tâm tích cực của 60 doanh nghiệp địa phương. Trong đó, khoảng 95% doanh nghiệp tham dự cho rằng nội dung đào tạo là thiết thực, đáp ứng sự quan tâm hiện nay của doanh nghiệp và có mong muốn được tìm hiểu chuyên sâu hơn nữa.   Để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiều về nội dung chương trình ở cấp độ chuyên sâu, VCCI phối hợp với Hội Nữ Doanh nhân tỉnh Thái Nguyên  tổ chức cuộc vận động các doanh nghiệp do nữ làm chủ tại TP. Thái Nguyên tham gia CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN (miễn phí) tại trang website: https://kdlc.vn/ được thiết lập bởi nền tảng công nghệ mới, không đòi hỏi sự tương tác trực tiếp với giảng viên, nội dung thiết kế khoa học, đa dạng. Hoạt động này là một trong  số các  hoạt động nằm thuộc khuôn khổ “Sáng kiến Liêm chính giữa Doanh nghiệp và Chính phủ – GBII” được tài trợ bởi Quỹ Thịnh vượng Vương quốc Anh thông qua Dự án vùng “Thúc đẩy Môi trường Kinh doanh Công bằng ở ASEAN” của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP).   Thư mời phát động chương trình của VCCI xem tại đây.   Thời gian phát động: Từ ngày 1/3/2021 đến 15/3/2021.   Mục đích chương trình: Cung cấp, trang bị kiến thức chuyên sâu về hướng dẫn áp dụng cơ chế kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử trong kinh doanh nhằm giúp doanh nghiệp chủ động tiếp cận, áp dụng tại doanh nghiệp hướng tới chuẩn mực quốc tế, đáp ứng quy định pháp luật.   VCCI sẽ hỗ trợ gì cho doanh nghiệp tiếp theo? 02 gói hỗ trợ tư vấn kỹ thuật quy đổi trị giá khoảng 50 triệu/đồng/gói sẽ được trao tặng cho 02 doanh nghiệp đạt được số lượng chứng nhận đào tạo trực tuyến cao nhất trong thời gian phát động (không thấp hơn mức tối thiểu 10 chứng nhận/công ty, áp dụng cho 1 hoặc cả 2 chuyên đề đào tạo). Trường hợp, có nhiều hơn 02 công ty dự kiến đạt tiêu chí đề ra, chương trình bốc thăm trúng thưởng sẽ được xem xét tổ chức và thông báo sau. Phạm vi hỗ trợ tư vấn kỹ thuật: Doanh nghiệp lựa chọn một gói tư vấn kỹ thuật nhằm xây dựng/thực hiện/đánh giá/cải thiện một trong các quy trình dưới đây: Quy trình kiểm tra, đánh giá kiểm soát nội bộ Quy trình kiểm soát hoạt động bán hàng Quy trình về kiểm soát hàng tồn kho Quy trình kiểm soát tiền lương và các khoản trích theo lương Ghi chú: Phạm vị gói hỗ trợ tư vấn kỹ thuật có thể linh hoạt điều  chỉnh dựa trên hiện trang của DN.   Doanh nghiệp tham gia CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN bằng cách nào? Trang thiết bị yêu cầu: Máy tính, smartphone có kết nối internet. Cách thức truy cập CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN như sau: Doanh nghiệp truy cập vào chuyên mục “Đào tạo trực tuyến” để tìm hiểu Chuyên đề 1: “Hướng dẫn áp dụng cơ chế kiểm soát nội bộ”; Chuyên đề 2: “Hướng dẫn áp dụng bộ quy tắc ứng xử trong kinh doanh” . Doanh nghiệp cần thực hiện đủ 4 bước như sau: Bước 1: Xem tổng quan giới thiệu chương trình. Bước 2: Học đầy đủ các học phần theo các video clip & Tải tài liệu tham khảo. Bước 3: Hoàn thành 10 câu hỏi ứng dụng để đánh giá kiến thức. Nhấn nút “Xác nhận câu trả lời” để kết thúc quá trình học. Bước 4: Đăng ký nhận chứng nhận trực tuyến (yêu cầu cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin) để yêu cầu cấp chứng nhận đào tạo trực tuyến bởi phần mềm thiết lập sẵn).   Ai sẽ trực tiếp tư vấn cho doanh nghiệp? Các chuyên gia từ Học viện tài chính giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm tư vấn thực tế cho doanh nghiệp được đánh giá, tuyển chọn khắt khe, kỹ lưỡng. Để biết thêm thông tin, đề nghị liên hệ bà Đinh Thị Bích Xuân, Phó Giám đốc, Văn phòng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững, VCCI, ĐTDĐ: 0988176878, email: xuandtb@vcci.com.vn để được tư vấn, hỗ trợ.

25.02.2021
1202 Lượt xem
Tin dự án

Trong khuôn khổ “Sáng kiến Liêm chính giữa Doanh nghiệp và Chính phủ – GBII” do Văn phòng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững (Văn phòng PTBV) – đơn vị trực thuộc VCCI thực hiện với sự tài trợ từ Quỹ Thịnh vượng Vương quốc Anh thông qua Dự án vùng “Thúc đẩy Môi trường Kinh doanh Công bằng ở ASEAN” của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Văn phòng PTBV thông báo mời các chuyên gia nghiên cứu/công ty tư vấn có đủ năng lực tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn cho 02 hoạt động đấu thầu như sau (xem ToR tại đây). Loại gói thầu: Cung cấp dịch vụ Nội dung chính của gói thầu: Nghiên cứu/khảo sát gồm 02 hoạt động gồm: Hoạt động 1: Đánh giá kết quả tác động của các khóa tập huấn (có thể bao gồm cả các đối tượng hưởng lợi từ hoạt động hội thảo/hội nghị) mà Văn phòng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững (SDforB) thuộc VCCI đã triển khai cho các doanh nghiệp thời gian từ cuối 2018 tới 2020. Thời gian thực hiện: Trong Quý 1/2021 (không muộn hơn 31/3/2021) Tổng ngày công tư vấn: 53 ngày công, đơn giá theo UN – EU cost norm 2017 Mục tiêu cụ thể: Thiết kế, thu thập thông tin, phân tích đánh giá khách quan sự hữu ích, phù hợp, mức độ áp dụng trong thực tế và tác động của các khóa tập huấn do SDforB triển khai cho các doanh nghiệp , đồng thời đo lường sự thay đổi trong thực tiễn sau khi tham gia chương trình; Tìm kiếm các trường hợp điển hình, các bài học/kinh nghiệm thực tiễn, và tài liệu hóa những bài học kinh nghiệm này bằng các hình thức phù hợp để có thể tuyên truyền, phổ biến và nhân rộng hiệu quả trong tương lai. Hoạt động 2: Nghiên cứu nhu cầu và tính khả thi của việc phát triển Mạng lưới kinh doanh liêm chính tại Việt Nam – VBIN cung cấp và kết nối các dịch vụ liên quan đến thúc đẩy văn hóa liêm chính trong doanh nghiệp. Thời gian thực hiện: Trong Quý 1/2021 (giai đoạn chuẩn bị và thực hiện), trong tháng 4/2021 (hoàn thiện báo cáo chi tiết). Tổng ngày công tư vấn: 62 ngày công, đơn giá theo UN – EU cost norm 2017 Mục tiêu cụ thể: Nghiên cứu và đánh giá nhu cầu, mức độ quan tâm của các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn ở Việt nam (bao gồm doanh nghiệp trong nước và nước ngoài; tuy nhiên có thể xem xét thứ tự ưu tiên và căn cứ vào ngân sách dự án dành cho hoạt động này và quyết định sau khi trao đổi) về các dịch vụ tư vấn, khả năng sẵn sàng chi trả sử dụng các dịch vụ thúc đẩy liêm chính trong doanh nghiệp; Nghiên cứu và đánh giá mức độ sẵn sàng tham gia của các công ty tư vấn, công ty luật, các chuyên gia về khả năng tham gia trở thành chuyên gia kỹ thuật cho VBIN; Nghiên cứu và đánh giá mức độ hỗ trợ đóng góp (bao gồm tài chính và phi tài chính) của các nhà tài trợ tiềm nằng, công ty đa quốc gia, các tập đoàn và các doanh nghiệp lớn trong chuỗi cung ứng cho VBIN; Nghiên cứu và đánh giá mức độ sẵn sàng tham gia với các hình thức khác nhau của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức quốc tế, các cá nhân chuyên giatham gia vào VBIN. Hình thức lựa chọn nhà thầu: Chỉ định thầu rút gọn. Thời gian nộp đề xuất kỹ thuật và tài chính: Trước ngày 30/1/2021 Hình thức gửi nộp đề xuất: gửi tới email: xuandtb@vcci.com.vn hoặc gửi  đề xuất trực tiếp cho Ms Xuân. Đầu mối liên hệ: Ms Xuân, Tel: 024 35743492  

20.01.2021
937 Lượt xem
Tin dự án

Khoảng 40-50% trong tổng số 239 doanh nghiệp được khảo sát  hiểu chưa đúng hoặc chưa đầy đủ khái niệm về bộ quy tắc ứng xử và cơ chế kiểm soát nội bộ. Tại nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam, việc triển khai cơ chế KSNB và bộ QTƯX còn chưa đầy đủ, hoặc nếu có áp dụng thì mới triển khai theo hình thức và thực tế cũng chưa phát huy được tính hiệu quả của hệ thống này. Xây dựng và triển khai cơ chế KSNB và bộ QTƯX là một trong các biện pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp quản trị công ty tốt, hướng tới phát triển bền vững thông qua việc đảm bảo thực hiện các cam kết với những bên liên quan. Một doanh nghiệp mà cơ chế KSNB bị suy yếu kèm theo bộ QTƯX lỏng lẻo sẽ dẫn đến chức năng quản trị và kiểm soát sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn và đồng nghĩa sẽ làm gia tăng cơ hội cho các hành vi gian lận hoặc không tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan. Ngược lại, với một cơ chế KSNB vững mạnh đi kèm bộ QTƯX chặt chẽ và thích hợp sẽ phát huy hiệu quả các chức năng giám sát và việc phát hiện, ngăn chặn các hành vi gian lận/không tuân thủ pháp luật có thể được thực hiện sớm hơn. Bên cạnh đó, cơ chế KSNB và bộ QTƯX hữu hiệu cũng sẽ giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp dễ dàng phân tích được các nguy cơ, các yếu tố và đối tượng chịu trách nhiệm để sửa chữa các lỗ hổng, đồng thời kiểm soát các hoạt động trong tương lai và giúp ngăn ngừa các hành vi gian lận/không tuân thủ pháp luật (trong đó có hành vi hối lộ) thông qua việc giảm thiểu cơ hội ngụy trang của các hành vi này và kiểm soát các yếu tố khác như động cơ, sự biện minh cho hành vi để từ đó giúp ngăn chặn hành vi hối lộ, thúc đẩy hoạt động phòng, chống tham nhũng trong kinh doanh. Để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam có thể từng bước xây dựng cơ chế kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử trong kinh doanh hướng tới nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, quản lý rủi ro và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật; đồng thời đảm bảo rằng cộng đồng doanh nghiệp sẽ góp phần đáng kể cài thiện môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch gắn với các nguyên tắc và cam kết của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững với 17 mục tiêu đã đề ra, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) thông qua Dự án vùng “Thúc đẩy Môi trường Kinh doanh công bằng tại ASEAN” với sự tài trợ của Quỹ Thịnh vượng Vương quốc Anh, Chương trình Cải cách thương mại Khu vực Đông Nam Á đã xuất bản cuốn  Cẩm nang “Hướng dẫn áp dụng Cơ chế kiểm soát nội bộ và Bộ quy tắc ứng xử trong kinh doanh”  cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các nội dung kỹ thuật trong Cẩm nang được thiết kế phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc mọi hình thức sở hữu như: doanh nghiệp tư nhân, công ty có vốn nhà nước, công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Với những thông lệ tốt về cách thức xây dựng, vận hành cơ chế kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử trong kinh doanh trên thế giới được đề cập khá đầy đủ trong cuốn Cẩm nang này, các doanh nghiệp với quy mô lớn thuộc mọi hình thức sở hữu cũng có thể tham khảo để áp dụng cho đơn vị mình. Chi tiết cẩm nang tiếng Việt và tiếng Anh, các doanh nghiệp xem tại đây.

17.12.2020
1109 Lượt xem
Tin dự án

Cơ chế kiểm soát nội bộ trong kinh doanh nhằm phòng ngừa và giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh liên quan tới tham nhũng, từ đó đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững, góp phần xây dựng văn hóa liêm chính trong kinh doanh.    Hôm nay, ngày 3/7 tại TP.HCM,Hội Lương thực Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP Việt Nam), Đại sứ quán Anh tại Hà Nội tổ chức “Hội thảo Tăng cường Cơ chế kiểm soát nội bộ cho Doanh nghiệp ngành Lương thực Thực phẩm” nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản trị công ty thông qua phổ biến cách xây dựng, áp dụng, và cải thiện Cơ chế kiểm soát nội bộ trong kinh doanh nhằm phòng ngừa và giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh liên quan tới tham nhũng, từ đó đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững, góp phần xây dựng văn hóa liêm chính trong kinh doanh.   Các diễn giả của hội thảo là các chuyên gia đến từ Công ty Deloitte Việt Nam,  Học viện Tài chính và đại diện của 2 doanh nghiệp lớn là Acecook Viet Nam và Vinamilk, đều là những người có kiến thức sâu và kinh nghiệm lâu năm về cơ chế kiểm soát nội bộ. Hội thảo có sự tham dự của Đại diện Hội Lương thực Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại diện UNDP Việt Nam, Đại diện VCCI, các đại biểu là các hội viên đến từ Hội Lương thực Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh – FFA. Thông qua phần trình bày của các diễn giả và phần thảo luận sôi nổi về những trường hợp áp dụng trong thực tế, các doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội đã hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của quản trị rủi ro và cơ chế kiểm soát nội bộ trong sự phát triển của doanh nghiệp, cách thức và kinh nghiệm xây dựng cơ chế này. Nhờ vậy, doanh nghiệp đã có thể nhận biết được các rủi ro thường gặp trong hoạt động kinh doanh, các thành phần của Kiểm soát nội bộ và có ý tưởng và kế hoạch lựa chọn được khung kiểm soát nội bộ phù hợp với doanh nghiệp ngành công nghiệp thực phẩm.   “Hội thảo Tăng cường cơ chế kiểm soát nội bộ cho Doanh nghiệp ngành Lương thực Thực phẩm” là một trong những hoạt động thuộc “Sáng kiến Liêm chính giữa Doanh nghiệp và Chính phủ – GBII” do VCCI thực hiện trong khuôn khổ Dự án vùng “Thúc đẩy Môi trường Kinh doanh Công bằng ở ASEAN” của UNDP do Quỹ Thịnh Vượng Vương quốc Anh tài trợ nhằm hỗ trợ xây dựng cơ chế minh bạch trong cả khu vực công và khu vực tư, tăng cường nhà nước pháp quyền và phòng chống tham nhũng và xây dựng các điển hình doanh nghiệp có trách nhiệm. Đây là dự án đầu tiên được tài trợ bởi Quỹ Thịnh vượng Vương Quốc Anh cho khu vực Đông Nam Á thuộc Chương trình cải cách kinh tế, do UNDP hợp tác với Chính phủ Anh thực hiện từ năm 2018-2021.   Trong năm 2019, UNDP đã phối hợp chặt chẽ với VCCI xây dựng “Bản cam kết kinh doanh liêm chính”. Bản cam kết này có mục đích đề cao giá trị cốt lõi về tính chính trực, hành vi đạo đức và tính trách nhiệm của doanh nghiệp, hướng tới cùng hợp tác hành động nhằm xây dựng văn hóa kinh doanh liêm chính tại Việt Nam. Cho đến nay đã có 14 Hiệp hội tham gia ký kết bản cam kết này. Hội Lương thực, thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh (FFA) là một trong số 14 Hiệp hội doanh nghiệp tiên phong này. Đề xuất hỗ trợ tăng cường năng lực và nhận thức về kinh doanh liêm chính của Hội đã được UNDP, VCCI và Đại sứ quán Anh tại Hà Nội phê duyệt. “Hội thảo Tăng cường cơ chế kiểm soát nội bộ cho Doanh nghiệp ngành Lương thực Thực phẩm” là kết quả của những nỗ lực mà Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam được UNDP, VCCI và Đại sứ quán Anh tại Hà Nội trân trọng ghi nhận.   Bà Đỗ Thúy Vân, cán bộ chương trình của UNDP nhấn mạnh trong bài phát biểu của mình là: “UNDP, VCCI và Đại sứ quán Anh tại Hà nội luôn sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp/hiệp hội doanh nghiệp tại Việt Nam trong nỗ lực xây dựng văn hóa kinh doanh liêm chính để phát triển bền vững và hòa nhập toàn cầu” và “Để đưa cuộc chiến chống tham nhũng lên một tầm cao mới, chúng ta cần có nỗ lực hơn nữa từ cả phía Chính phủ Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp”.  

03.07.2020
740 Lượt xem