Tin tức & Sự kiện

Cập nhật các thông tin mới nhất về hoạt động thúc đẩy kinh doanh liêm chính

Bài viết mới nhất

Cẩm nang về kinh doanh liêm chính dành cho doanh nhân trẻ
20.01.2022
765 views

Trong những năm gần đây, vấn đề liêm chính trong kinh doanh đã được đặt lên hàng đầu trong các chương trình nghị sự khu vực công và tư. Với các vụ bê bối của chính phủ và doanh nghiệp xảy ra ở khắp nơi, không có gì ngạc nhiên khi công chúng đang đưa vấn đề này trở lại. Nạn tham nhũng và gian lận khiến công quỹ bị sử dụng sai mục đích, không đúng với đối tượng được hỗ trợ. Thực tế là các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG), là một loạt các chỉ tiêu được chính phủ các quốc gia và xã hội công nhận rộng rãi nhằm đạt được vào năm 2030, sẽ khó có thể hiện thực hóa nếu không đạt được SDG 16.5 – về “giảm đáng kể tham nhũng và hối lộ dưới mọi hình thức”. Một ưu tiên quan trọng khác của các SDG là việc làm cho thanh niên và đặc biệt là việc làm thỏa đáng cho thanh niên, theo đó phụ nữ và nam giới trẻ được tiếp cận với việc làm hiệu quả, thỏa đáng, mọi người đều hưởng lợi và tương lai của chúng ta sẽ trở nên thịnh vượng hơn. Để đạt được điều này, điều quan trọng đối với các doanh nhân trẻ khi thành lập doanh nghiệp lần đầu là cần tạo dựng sự khởi đầu đúng đắn. Cuốn cẩm nang liêm chính trong kinh doanh là kết quả của nỗ lực chung to lớn và được xem là một phần trong chương trình đào tạo do UNDP tổ chức cho Dự án Youth Co:Lab, cộng đồng các doanh nhân xã hội của chúng tôi ở các nước ASEAN, Cẩm nang là một ví dụ về “hành động tập thể” – một khái niệm trong cuộc chiến chống tham nhũng mà bạn có thể đọc thêm trong Cẩm nang và xem tại đây.

Tin dự án

Để triển khai thành công cơ chế kiểm soát nội bộ và bộ bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp, sự cam kết, quyết tâm cao của ban lãnh đạo doanh nghiệp cùng với sự tham gia tích cực của các cấp quản lý, cán bộ chuyên trách và toàn thể cán bộ nhân viên là yếu tố then chốt.   Hà Nội, ngày 19/06/2020 – Hôm nay, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP Việt Nam), Đại sứ quán Anh tại Hà Nội tổ chức Khóa đào tạo “Hướng dẫn Áp dụng Cơ chế kiểm soát nội bộ và Bộ quy tắc ứng xử trong kinh doanh” nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản trị công ty thông qua phổ biến cách tiếp cận thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử trong kinh doanh, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đầy đủ yêu cầu quy định của Luật Phòng, Chống tham nhũng (2018). Chương trình đào tạo do các chuyên gia đến từ Công ty Deloitte Việt Nam và Học viện Tài chính thực hiện. Khóa đào tạo có sự tham dự của Đại diện Đại sứ quán Anh tại Hà Nội, Đại diện UNDP Việt Nam, Đại diện VCCI, các đại biểu là lãnh đạo doanh nghiệp, quản lý cấp trung chuyên trách pháp chế, và các cán bộ nhân sự, kiểm soát rủi ro/kiểm soát nội bộ, kế toán-tài chính…của các doanh nghiệp.   Khóa đào tạo “Hướng dẫn Áp dụng Cơ chế kiểm soát nội bộ và Bộ quy tắc ứng xử trong kinh doanh” là một trong những hoạt động thuộc “Sáng kiến Liêm chính giữa Doanh nghiệp và Chính phủ – GBII” do VCCI thực hiện trong khuôn khổ Dự án vùng “Thúc đẩy Môi trường Kinh doanh Công bằng ở ASEAN” của UNDP do Quỹ Thịnh Vượng Vương quốc Anh tài trợ nhằm hỗ trợ xây dựng cơ chế minh bạch trong cả khu vực công và khu vực tư, tăng cường nhà nước pháp quyền và phòng chống tham nhũng và xây dựng các điển hình doanh nghiệp có trách nhiệm. Đây là dự án đầu tiên được tài trợ bởi Quỹ Thịnh vượng Vương Quốc Anh cho khu vực Đông Nam Á thuộc Chương trình cải cách kinh tế, do UNDP hợp tác với Chính phủ Anh thực hiện từ năm 2018 – 2021.   Trong thời gian vừa qua, UNDP đã phối hợp chặt chẽ với VCCI triển khai xây dựng Cẩm nang hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng cơ chế kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử trong kinh doanh, sử dụng Cẩm nang để tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho hơn 150 doanh nghiệp về cách thức xây dựng và triển khai cơ chế kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử trong kinh doanh. Nhờ có cơ chế kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp dễ dàng nhận biết được những thiếu sót, lỗ hổng trong hệ thống tổ chức để từ đó đưa ra các biện pháp kịp thời điều chỉnh, phòng ngừa rủi ro, đồng thời giúp nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra các quyết định quản trị phù hợp và góp phần xây dựng danh tiếng, thương hiệu cho doanh nghiệp.   Ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Thư ký VCCI kiêm Giám đốc Văn phòng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững VCCI trong bài phát biểu khai mạc khóa đào tạo đã nhấn mạnh: “Để triển khai thành công cơ chế kiểm soát nội bộ và bộ bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp, sự cam kết, quyết tâm cao của ban lãnh đạo doanh nghiệp cùng với sự tham gia tích cực của các cấp quản lý, cán bộ chuyên trách và toàn thể cán bộ nhân viên là yếu tố then chốt”.   Bà Sitara Syed, Phó Trưởng Đại diện UNDP tại Việt Nam khẳng định: “các lợi ích mà một doanh nghiệp có được khi xây dựng và vận hành các chính sách phòng, chống tham nhũng sẽ lớn hơn rất nhiều so với việc công ty đó thực hiện các hành vi liên quan đến tham nhũng”. Bà cũng đưa ra khuyến nghị: “Kinh doanh liêm chính phải là cốt lõi của mọi hệ thống giá trị của công ty”.  

19.06.2020
458 Lượt xem
Tin dự án

Hành vi tham nhũng trong giao dịch kinh doanh đã và đang tồn tại trong xã hội, Doanh nghiệp có thể là nạn nhân và cũng có thể là thủ phạm tiếp tay trong vấn đề này. Do đó, doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc tham gia vào các thay đổi tích cực hướng đến sự liêm chính, minh bạch và trách nhiệm hơn trong tất cả các mặt của cuộc sống.   Hà Nội, ngày 12/06/2020 – Hôm nay, Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP Việt Nam), Đại sứ quán Anh tại Hà Nội tổ chức khóa đào tạo “Cách thức kháng cự với hành vi tham nhũng trong giao dịch kinh doanh” nhằm hỗ trợ, hướng dẫn cho các Doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội về cách thức phòng ngừa và giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh liên quan tới tham nhũng, từ đó đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững, góp phần xây dựng văn hóa liêm chính trong kinh doanh. Hội thảo có sự tham dự của các đại biểu đến từ các Hội viên Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD).   Khóa đào tạo “Cách thức kháng cự với hành vi tham nhũng trong giao dịch kinh doanh” là một trong những hoạt động thuộc “Sáng kiến Liêm chính giữa Doanh nghiệp và Chính phủ – GBII” do VCCI thực hiện trong khuôn khổ Dự án vùng “Thúc đẩy Môi trường Kinh doanh Công bằng ở ASEAN” của UNDP do Quỹ Thịnh Vượng Vương quốc Anh tài trợ nhằm hỗ trợ xây dựng cơ chế minh bạch trong cả khu vực công và khu vực tư, tăng cường nhà nước pháp quyền và phòng chống tham nhũng và xây dựng các điển hình doanh nghiệp có trách nhiệm. Đây là dự án đầu tiên được tài trợ bởi Quỹ Thịnh vượng Vương Quốc Anh cho khu vực Đông Nam Á thuộc Chương trình cải cách kinh tế, do UNDP hợp tác với Chính phủ Anh thực hiện từ năm 2018-2021.   Trong năm 2019, UNDP đã phối hợp chặt chẽ với VCCI xây dựng “Bản cam kết kinh doanh liêm chính”. Bản cam kết này có mục đích đề cao giá trị cốt lõi về tính chính trực, hành vi đạo đức và tính trách nhiệm của doanh nghiệp, hướng tới cùng hợp tác hành động nhằm xây dựng văn hóa kinh doanh liêm chính tại Việt Nam. Cho đến nay đã có 13 Hiệp hội tham gia ký kết bản cam kết này. Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD) là một trong số 13 Hiệp hội doanh nghiệp tiên phong này. Đề xuất hỗ trợ tăng cường năng lực và nhận thức về kinh doanh liêm chính của Hiệp hội đã được UNDP, VCCI và Đại sứ quán Anh tại Hà Nội phê duyệt. Khóa đào tạo “Cách thức kháng cự với hành vi tham nhũng trong giao dịch kinh doanh” là kết quả của những nỗ lực mà Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam được UNDP, VCCI và Đại sứ quán Anh tại Hà Nội trân trọng ghi nhận.

12.06.2020
509 Lượt xem
Tin dự án

Ký biên bản ghi nhớ giữa VCCI và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam về cung cấp hỗ trợ kỹ thuật xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ theo chuẩn quốc tế. Ngày 21/02/2020, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã kí biên bản ghi nhớ về việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Tổng công ty xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ theo tiêu chuẩn quốc tế. Đây là hoạt động thuộc Sáng kiến Liêm chính giữa Doanh nghiệp và Chính phủ (BGII – Government – Business Integrity Initiative) do VCCI thực hiện với sự tài trợ của Quỹ Thịnh vượng Vương quốc Anh thông qua Dự án vùng “Thúc đẩy môi trường kinh doanh công bằng tại ASEAN” của Chương trình phát triển Liên hợp Quốc (UNDP). Tham dự và chứng kiến lễ ký về phía Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có Ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, Q. Tổng giám đốc, các ông (bà) trong Hội đồng thành viên và lãnh đạo các Ban tham mưu. Về phía VCCI có ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Thư ký VCCI kiêm Giám đốc Văn phòng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững. Ngài Jon Lambe, Đại sứ Anh Quốc tại ASEAN; Ông Stephan Taylor, Trưởng bộ phận Chính trị, Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Hà Nội; Ông Matthew Doidge phụ trách các hoạt động thúc đẩy ASEAN; Về phía UNDP có Bà Sitara Syed, Phó Trưởng Đại diện Chương trình phát triển Liên hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam; Bà Catherine Phuong, Trợ lý Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam. Chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho Tổng công ty Hàng hải xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm giúp Tổng công ty đánh giá tổng quan và hiện trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp với hai yếu tố cấu thành là môi trường kiểm soát và đánh giá rủi ro, bên cạnh đó Chương trình cũng hỗ trợ chuẩn hóa hệ thống kiểm soát nội bộ (đánh giá điều lệ, chiến lược kiểm soát nội bộ và các chính sách, hướng dẫn hoạt động kiểm toán nội bộ,…). Năm 2020, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam sẽ chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Cùng với việc thay đổi tổ chức quản lý điều hành, nhiều giải pháp về quản trị doanh nghiệp sẽ được triển khai thực hiện. Trong đó, việc xây dựng cơ chế kiểm soát nội bộ hiệu quả là yêu cầu tất yếu, bắt buộc nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý các rủi ro trong quá trình hoạt động, đảm bảo quyền và lợi ích của các cổ đông tại VIMC.

24.02.2020
760 Lượt xem
Tin dự án

Hội thảo “Tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp thông qua thúc đẩy cam kết kinh doanh liêm chính”, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) và Đại sứ quán Anh tại Hà Nội phối hợp tổ chức. Hà Nội, ngày 13/11/2019 – Tại Việt Nam, 11 Hiệp hội Doanh nghiệp đã chính thức ký Bản cam kết kinh doanh liêm chính nhằm đề cao giá trị cốt lõi của tính chính trực, tính trách nhiệm và hành vi đạo đức của Doanh nghiệp (xem bản Cam kết Kinh doanh liêm chính bằng tiếng Việt chi tiết tại đây và bản Cam kết Kinh doanh liêm chính bằng tiếng Anh/The Vietnma Business Integrity Pledge by clicking tại đây)     Sự kiện được công bố tại Hội thảo “Tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp thông qua thúc đẩy cam kết kinh doanh liêm chính”, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) và Đại sứ quán Anh tại Hà Nội phối hợp tổ chức. “Buổi hội thảo ngày hôm nay ghi nhận sự cam kết của 11 doanh nghiệp trong việc thúc đẩy liêm chính doanh nghiệp tại Việt Nam,” Ông Stephen Taylor, Trưởng Bộ phận Chính trị, Đại sứ quán Anh tại Hà Nội, đại diện cơ quan tài trợ nhấn mạnh. “Chúng tôi chúng mừng các doanh nghiệp này đã và đang tiên phong trên con đường củng cố sự thành công của Việt Nam trong tương lai thông qua việc cải thiện môi trường kinh doanh, và hy vọng sẽ có nhiều doanh nghiệp khác sẽ xem đây là hình mẫu để áp dụng theo”. Đây là kết quả của cuộc vận động quy mô nhỏ do VCCI thực hiện kêu gọi một số Hiệp hội doanh nghiệp tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tham gia ký kết “Bản cam kết kinh doanh liêm chính”. Bản cam kết này có mục đích đề cao giá trị cốt lõi của tính chính trực, tính trách nhiệm và hành vi đạo đức của doanh nghiệp, hướng tới cùng hợp tác hành động nhằm xây dựng văn hóa kinh doanh liêm chính. “Sự chuyên nghiệp, hành vi đạo đức đúng đắn và tính chính trực được đề cao đối với nhân viên, khách hàng và chuỗi cung ứng là phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh,” phát biểu tại hội thảo, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh. “Do vậy sau sự kiện ngày hôm nay, các Hiệp hội doanh nghiệp được mong đợi sẽ là đơn vị cộng tác tích cực và triển khai mạnh mẽ phong trào thúc đẩy kinh doanh liêm chính trong các doanh nghiệp ngành do mình đại diện, cùng hành động tập thể tạo nên tấm lá chắn vững chắc nhằm giảm thiểu, ngăn chặn các rủi ro liên quan tới hối lộ, tham nhũng trong các giao dịch kinh doanh”. Đánh giá cao những nỗ lực gần đây của Chính phủ Việt Nam qua việc thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, Bà Caitlin Wiesen, Đại diện Thường trú UNDP tại Việt Nam phát biểu: “Thay đổi cần thời gian, vì vậy chúng ta cần có những mục tiêu rõ ràng cho từng thời điểm để theo dõi tiến độ thực hiện Cam kết, đảm bảo Cam kết không chỉ là một lời hứa mà còn là một công cụ hiệu quả thúc đẩy môi trường kinh doanh công bằng và minh bạch tại Việt Nam.” Hội thảo có sự tham gia của hơn 70 đại diện từ các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp và các tổ chức xã hội. Đây là một trong các hoạt động trọng tâm của “Sáng kiến Liêm chính giữa Doanh nghiệp và Chính phủ” (GBII) do VCCI thực hiện trong khuôn khổ Dự án vùng “Thúc đẩy Môi trường Kinh doanh Công bằng ở ASEAN” của UNDP. Dự án nhằm hỗ trợ xây dựng cơ chế minh bạch trong cả khu vực công và khu vực tư, tăng cường nhà nước pháp quyền, phòng chống tham nhũng và xây dựng các điển hình doanh nghiệp có trách nhiệm.

13.11.2019
560 Lượt xem
Tin dự án

Kết quả nghiên cứu thu được từ 239 doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát và 40 doanh nghiệp tham gia vào các cuộc phỏng vấn sâu đã cho thấy một tỉ lệ lớn các doanh nghiệp còn hiểu chưa đúng hoặc chưa đầy đủ về khái niệm kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử, cụ thể có nhiều doanh nghiệp cho rằng kiểm soát nội bộ chỉ đơn thuần là trách nhiệm của kiểm soát viên nội bộ chứ không phải là vấn đề quản trị doanh nghiệp.   Các vấn đề tuân thủ, chẳng hạn như trong mối quan hệ với cơ quan nhà nước, có hai vấn đề quan trọng cần xem xét bao gồm (i) một tỉ lệ lớn các doanh nghiệp đã vi phạm một số các quy định; (ii) việc chi trả chi phí không chính thức cho các cán bộ nhà nước dường như là một thông lệ kinh doanh phổ biến mang tính văn hóa ở Việt Nam. Để giải thích hay biện minh cho việc này, các doanh nghiệp đã đưa ra một số thách thức để đảm bảo việc tuân thủ các quy định pháp luật như gặp khó khăn trong việc áp dụng các quy định hoặc do các quy định pháp luật có sự chồng chéo/mâu thuẫn và thay đổi thường xuyên trong khi bản thân doanh nghiệp lại thiếu nhân lực chuyên trách để cập nhật, theo dõi sự thay đổi đó. Ngoài ra, trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các đối tác kinh doanh, các biện pháp không chính thức và làm ăn dựa trên mối quan hệ thân quen được sử dụng khá rộng rãi và chiếm tỷ trọng khá lớn.   Mối quan hệ cá nhân, chi phí không chính thức được ngụy trang dưới nhiều hình thức khác nhau chiếm 25% – 30% trong trong các giao dịch kinh doanh. Một phần ba số doanh nghiệp được hỏi cho biết họ không bao giờ áp dụng phương thức đấu thầu mua sắm cạnh tranh. Các hoạt động bất thường trong mua sắm, bán hàng đều chiếm một tỉ lệ không nhỏ trong các doanh nghiệp tham gia khảo sát và điều này được cho rằng là nguy cơ tác động đáng kể tới tính liêm chính trong kinh doanh. Đối với hoạt động mua sắm, các thực tiễn chưa tốt như “đặt hàng không theo nhu cầu”, “đặt hàng không đúng chất lượng”, “hồ sơ báo giá bị can thiệp làm mất tính khách quan” chiếm khoảng 10%.   Tương tự, trong hoạt động bán hàng, 11% – 16% doanh nghiệp tham gia khảo sát (tương đương 24%-34% doanh nghiệp trả lời phiếu khảo sát) đã nhận ra các bất thường này một cách rõ ràng như “lập hóa đơn sai”, “Bán hàng không theo đúng chính sách của doanh nghiệp”, giao hàng không đúng như cam kết trong hợp đồng”. Đáng báo động hơn là các bất thường trong quản lý nhân sự có khoảng 27% đến 38% người trả lời cho biết họ có biết các hoạt động như “thực hiện không đầy đủ các khoản phải nộp cho người lao động”, “Chưa tuân thủ pháp luật về lao động trong ký kết và thực hiện hợp đồng” và “tuyển dụng dựa phần lớn vào quen biết, quan hệ nhiều hơn là năng lực”.   Để tìm hiểu thêm về kết quả nghiên cứu, vui lòng xem bản báo cáo tiếng Việt và báo cáo tiếng Anh tại đường dẫn: https://drive.google.com/open?id=1C9wYQjjviRowLRLwhULCxpzsxVoyCCj5   Nguồn: Tin dự án

07.10.2019
700 Lượt xem
Tin dự án

Hà Nội, ngày 27/8/2019. Hội thảo tham vấn nhằm hoàn thiện dự thảo “Cẩm nang áp dụng cơ chế kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử trong kinh doanh” đã được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP Việt Nam) đồng tổ chức. Hội thảo đã thu hút sự tham dự của gần 100 đại biểu đến từ các khối nhà nước, doanh nghiệp(DN) và các tổ chức xã hội. Đây là một hoạt động nằm trong Sáng kiến Liêm chính giữa Doanh nghiệp và Chính phủ – GBII do VCCI thực hiện, trong khuôn khổ Dự án “Thúc đẩy Môi trường Kinh doanh Công bằng ở ASEAN” của UNDP, được Quỹ Thịnh vượng Vương quốc Anh tài trợ.  (Ảnh toàn cảnh Hội thảo) Cơ chế kiểm soát nội bộ (IC) và Bộ Quy tắc ứng xử trong kinh doanh(CoC) là hai giải pháp hiệu quả nhất hiện nay nhằm hỗ trợ các DN vừa và nhỏ nâng cao năng lực quản trị – quản lý hướng tới minh bạch và hiệu quả, đồng thời đảm bảo được quyền lợi của các nhà đầu tư và cổ đông và nâng cao uy tín, hình ảnh công ty. Phát biểu tại Hội nghị, tiến sỹ Vũ Thị Phương Liên, Chuyên gia tư vấn, Công ty TNHH Tư vấn và Hội nhập (TDI) nhấn mạnh: “Đây là hai bộ phận giúp DN hiện thực hoá tầm nhìn chiến lược và các giá trị cốt lõi, đồng thời thể hiện sự cam kết này bằng văn bản. Nội dung (trong dự thảo cẩm nang – pv) đã được đơn giản hoá để các DN vừa và nhỏ có thể thực hiện theo dễ dàng.” (Ảnh: Các đại biểu tích cực nghiên cứu dự thảo cẩm nang) Dự thảo Cẩm nang đã được các DN đón nhận nồng nhiệt. Chị Nguyễn Thị Minh Tâm, Giám đốc Công ty MCT Việt Nam chia sẻ: “Hiện nay, các DN vừa và nhỏ thường không có bộ quy tắc ứng xử và quy chuẩn kiểm soát, vì vậy chúng tôi chỉ tự phát, tự kiểm soát nhau. Cẩm nang này có thể áp dụng với DN của tôi và tôi sẽ cố gắng thực hiện.” Anh Đinh Văn Đức, Trưởng phòng kế hoạch Công ty Khoáng sản Luyện kim Việt Nam cho rằng: “Nội dung đã được chia sẻ phù hợp và cần thiết đối với DN của tôi”. DN có thể tải Dự thảo Cẩm nang tại đây. Hội thảo cũng đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp từ phía các DN. Một số DN cho rằng dự án cần đẩy mạnh các hoạt động hướng dẫn, đào tạo cho các DN, cũng như DN cần có thêm thời gian nghiên cứu để áp dụng thành công IC và CoC. “Để hình thành phương pháp mới, cần thêm thời gian vì nhiều DN đang ở lối mòn cũ”, Chị Minh Tâm góp ý. Đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo DN, bà Đinh Thị Bích Xuân, Phó Giám đốc Văn phòng Doanh nghiệp vì Sự phát triển bền vững, VCCI cho biết, trong giai đoạn 2019 – 2020, dự án sẽ thiết kế nhiều hoạt động đa dạng để hỗ trợ các DN thực hiện cơ chế IC và CoC như: Hoàn thiện cẩm nang và chia sẻ rộng rãi đến cộng đồng doanh nghiệp, đào tạo mạng lưới chuyên gia nguồn, xây dựng năng lực cho doanh nghiệp, xây dựng mô hình trình diễn IC và CoC cho 2 công ty tại Hà Nội, ký cam kết kinh doanh liêm chính. Các DN có thể đọc thêm và đăng ký tham gia các hoạt động tại đây.

27.08.2019
468 Lượt xem